Giới phân tích cho rằng, tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine trong tuần tới nhiều khả năng là không đáng kể. Tuy nhiên về lâu dài, các yếu tố vĩ mô quốc tế có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều nhóm ngành đầu tư.
Kết tuần giao dịch từ 21 - 25/2/2022, VN-Index giảm 5,95 điểm (-0,4%) xuống 1.498,89 điểm; khối lượng khớp lệnh trung bình đạt hơn 797 triệu cổ phiếu/phiên - tăng 24,5% so với tuần trước.
Chỉ số HNX-Index tăng 4,55 điểm (+1,05%) lên 440,16 điểm; khối lượng khớp lệnh trung bình đạt gần 118 triệu cổ phiếu/phiên - tăng 74%.
UpCOM-Index giảm 0,06 điểm (-0,05%) xuống 112,66 điểm.
Tuần qua, thị trường chứng khoán đã biến động mạnh trước căng thẳng từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Đưa ra nhận định về những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thị trường tuần tới đây, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư của Maybank Investment cho biết: "Trước khi chiến sự xảy ra, những thông tin này cũng đã ảnh hưởng vào giá từ trước đó khi xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Bởi thế khi thật sự diễn ra thị trường gần như chỉ bị ảnh hưởng 1 phiên rồi bật lại ngay ngày hôm sau.
Nhiều ý kiến cho rằng nhờ cuộc chiến này mà FED và các Ngân hàng Trung ương (NHTW) khác sẽ xem xét thay đổi lại chính sách tiền tệ của mình, không tăng lãi suất thậm chí quay lại nới lỏng tiền tệ hỗ trợ kinh tế từ đó sẽ một lần nữa tiếp thêm năng lượng cho thị trường tài chính. Nhưng NHTW sẽ bị mắc kẹt trong tình huống tiến thoái lưỡng nan khi mà dịch COVID-19 chưa thể kết thúc, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, giá dầu chạm mốc $100/thùng hoặc cuộc chiến có thể sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới gây áp lực lạm phát.
Bên cạnh đó 2 quốc gia Nga - Ukraine đóng vai trò khá lớn trong việc cung cấp các sản phẩm quan trọng cho thế giới, đặc biệt với lĩnh vực công nghệ do đó hậu quả của nó với kinh tế sẽ còn lâu dài trong bối cảnh các NHTW trên thế giới đang đua nhau chạy đua tăng lãi suất cũng như thắt chặt tiền tệ.
Mặc dù vậy đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán về ngắn hạn 1 - 2 tuần tới sẽ không còn bị ảnh hưởng quá trực tiếp quá nhiều từ cuộc chiến thậm chí một số ngành như năng lượng còn được hưởng lợi nhưng về lâu dài các lệnh trừng phạt, các chính sách tiền tệ, tài khóa có thể sẽ phải thay đổi sẽ có tác động phần nào đến thị trường; những tài sản được xếp vào nhóm kênh đầu tư an toàn như vàng sẽ hút được dòng tiền với mục đích trú ẩn, giảm rủi ro".
Chuyện "đâm lao - buông lao" và tâm lý chiến trong cắt lỗ chứng khoán 2022
Tâm lý nhà đầu tư vẫn khá hỗn loạn
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Anh - CEO CTCP Đầu tư AF1 cho rằng, rủi ro đối với thị trường chứng khoán Việt Nam liên quan đến cuộc chiến Nga - Ukraine tới đây có chăng chỉ là yếu tố tâm lý của số đông nhà đầu tư.
Đồng quan điểm, ông Tô Quốc Bảo - Trưởng nhóm Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhấn mạnh: "Việc thị trường giảm sâu đến từ xu hướng tâm lý đám đông của các nhà đầu tư khi bị hoảng loạn cực đoan. Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư, tôi đánh giá thị trường Việt Nam chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng điều đó có thể sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, qua đó trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.
Tuy nhiên, triển vọng thị trường tuần tới được dự báo nhiều khả năng sẽ không có quá nhiều biến động khi mà chứng khoán thế giới đã quay trở lại sau khi các nhà đầu tư cân nhắc đánh giá lại tác động của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Tâm lý thị trường cũng trở nên lạc quan hơn sau khi có thông tin cho rằng Nga sẵn sàng cử phái đoàn tới đàm phán với Ukraine ở Belarus.
Chiến tranh Nga – Ukraine được cho là cuộc chiến tranh giới hạn; sau khi đạt được một số mục tiêu, Nga sẽ ngừng bắn. Dự báo chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ bật tăng mạnh ngay trong những phiên giao dịch đầu tuần cùng với dòng tiền quay trở lại chủ động hơn.
Nhận định chứng khoán 16 - 20/12: Cân nhắc khả năng VN-Index lùi về 1.240 điểm
Một cổ phiếu VN30 âm thầm vượt đỉnh năm trong tuần VN-Index giảm điểm