"1.000 dân đang phải gánh chỗ ở cho 10.000 công nhân": Làm sao để ổn?

01-08-2022 17:39|Quốc Việt

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt ra câu hỏi: "Làm sao người dân không có một chính sách ưu đãi nào nhưng vẫn xây nhà ở, nhà trọ cho công nhân được và công nhân vẫn phải chấp nhận dù các nhà trọ đó tiêu chuẩn không bảo đảm, diện tích phòng trọ chật hẹp?"

Trong hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp, ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những ý kiến về vấn đề phát triển nhà ở xã hội.

Theo đó, tán thành quan điểm Thủ tướng Chính phủ và Nhà nước, ông Khang cho rằng vấn đề nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là vấn đề rất cần quan tâm để bảo đảm hoàn thiện chính sách ưu đãi.

Cụ thể, tính đến nay chính sách phát triển nhà ở xã hội chỉ đề cập đến đối tượng trong khu công nghiệp, chưa có sự tham gia của các đối tượng khác, trong khi đó lại có các thành phần khác tham gia rất tích cực. 

"Tôi lấy ví dụ như toàn bộ các nhà trọ cho công nhân đang toàn bộ do người dân tham gia vào. Trong các quy định hiện hành chưa có quy định nào có sự tham gia của người dân. Mà số lượng này tại công khu công nghiệp, khu chế xuất đa phần là nhà trọ tự phát của người dân", ông Khang nhấn mạnh thêm.

Cũng theo ông Khang, Liên đoàn Lao động Việt Nam rất coi trọng vấn đề nhà ở cho người dân lao động, chính là một phần cấu thành của công tác xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội; cần có sự tham gia của Nhà nước, có sự đầu tư công...

Như một thôn ở Bắc Giang có 1.000 dân trong khi đó có 10.000 công nhân trọ thì từ hệ thống rác thải đến mọi thứ đều quá tải thì làm sao có thể bảo đảm được tiêu chuẩn cho công nhân. Làm sao người dân không có một chính sách ưu đãi nào nhưng vẫn xây nhà ở, nhà trọ cho công nhân được và công nhân vẫn phải chấp nhận dù các nhà trọ đó tiêu chuẩn không bảo đảm, diện tích phòng trọ chật hẹp?

Từ đó, ông Khang cho rằng muốn phát triển xã hội nhất là nhà ở cho người dân, người lao động nghèo cần:

Đầu tiên, đối với các hệ thống cơ chế chính sách cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đặt ra vừa rồi nhưng phát triển chưa mạnh, tình trạng thiếu nhà ở, nhất là nhà ở xã hội.

Còn đối với thành phần là người dân tham gia vào nhà ở xã hội, nhà ở, nhà trọ cho công nhân rất cần có bàn tay của Nhà nước cũng như sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương để bảo đảm cho nhà trọ có tiêu chuẩn, có mật độ… Tất cả những nội dung đó để bảo đảm huy động được các nguồn lực từ nhân dân cả về tiền bạc, đất đai để tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Ngoài ra, những vấn đề về quỹ đất dùng để quy hoạch cũng gây ảnh hưởng nhiều đến các dự án nhà ở xã hội. Thời gian qua nhiều địa phương được chọn nhằm quy hoạch, giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp địa phương chưa chuẩn bị để giải phóng mặt bằng, không thể tách đất theo đúng kế hoạch.

Kiểm toán định kỳ hai năm một lần việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn

Dự án đường dây 500kV mạch 3: Nhiều bài học kinh nghiệm quý được rút ra

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/1000-dan-dang-phai-ganh-cho-o-cho-10000-cong-nhan-lam-sao-de-on-142606.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    "1.000 dân đang phải gánh chỗ ở cho 10.000 công nhân": Làm sao để ổn?
    POWERED BY ONECMS & INTECH