1 xu tiết kiệm là 1 xu kiếm được và cách quản lý tài chính cá nhân thông minh với quy tắc 25.000 đồng

29-04-2024 12:47|Trâm Anh

Quy tắc này giúp người tiêu dùng tránh được hành vi mua sắm không cần thiết, lãng phí.

Benjamin Franklin, nhà lập quốc vĩ đại của Hoa Kỳ, đã nói: “Một xu tiết kiệm được là một xu kiếm được”.

Chuyên gia tài chính Kimberley Uzzell chia sẻ: “Không bao giờ là quá muộn để thay đổi tư duy, thói quen chi tiêu hay tương lai tài chính của bạn. Tiết kiệm không khó khăn hoặc làm chán ngán, miễn là bạn biết cách”.

Quy tắc "1USD"

Bernadette Joy, CEO của một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, đề xuất một mẹo tiết kiệm gọi là quy tắc “1USD” hay quy tắc “25 nghìn đồng”.

>> Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: ‘Với tôi thì vàng, bạc hay tiền số mới là tài sản thực sự trong khi tiền mặt lại như rác rưởi trong thời khủng hoảng’

Theo quy tắc này, nếu một món đồ có chi phí từ 1USD trở xuống cho mỗi lần sử dụng, thì bạn nên mua. Quy tắc này đặc biệt hiệu quả với các mặt hàng như quần áo, phụ kiện và đồ gia dụng.

Ví dụ, nếu bạn thấy một đôi giày có giá 26USD và dự định sẽ mang chúng ít nhất 1 lần mỗi tuần trong 1 năm (tổng cộng 52 lần), thì chi phí cho mỗi lần sử dụng sẽ dưới 1USD, vì vậy bạn có thể mua đôi giày đó. Tuy nhiên, nếu một chiếc áo được giảm giá từ 45USD xuống còn 25USD và chi phí cho mỗi lần mặc vượt quá 1USD, bạn nên cân nhắc không mua.

Quy tắc "1USD" giúp người tiêu dùng mua những món đồ bạn sử dụng thường xuyên và ngăn chặn hành vi mua sắm không cần thiết. Nó cũng khuyến khích bạn chi tiêu vào các sản phẩm chất lượng cao hơn, vì chúng thường bền và được sử dụng lâu dài.

Quản lý chi tiêu, tài chính cá nhân thông minh
Quản lý chi tiêu, tài chính cá nhân thông minh

Dưới đây là một số lời khuyên khi áp dụng quy tắc 25.000 để tiết kiệm hiệu quả hơn:

Mua sắm có giới hạn

Becca Powers, CEO của một công ty công nghệ lớn, cho biết điều này sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí khi mua sắm. “Nhiều người đến siêu thị chỉ với ý định mua một ổ bánh mì nhưng lại ra về với một đống đồ trang trí nhà cửa. Các cửa hàng thường được thiết kế để kích thích người mua mua sắm nhiều hơn. Vì vậy, hãy giới hạn thời gian mua sắm của bạn để tránh chi tiêu quá mức”.

Mua đồ cũ

Eirik Rime, đồng sáng lập và CEO của một nền tảng mua bán đồ cũ ở Na Uy, đã nói: “Việc mua đồ cũ để sử dụng giúp bạn tiết kiệm tiền hiệu quả. Có rất nhiều sản phẩm đã qua sử dụng vẫn còn trong tình trạng tốt và có giá rẻ hơn so với sản phẩm mới. Nếu bạn muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn, hãy thực hiện cách này”.

Lập ngân sách cụ thể

Lập ngân sách chi tiêu cụ thể, rõ ràng là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn muốn tích lũy được nhiều hơn. Bạn có thể lập ngân sách bằng cách ghi chép vào một cuốn sổ hoặc sử dụng các ứng dụng trực tuyến. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra nếu bạn đang chi tiêu quá nhiều vào những lĩnh vực không cần thiết, và từ đó có thể cắt giảm chi phí một cách hiệu quả.

Coi khoản tiết kiệm như hóa đơn phải trả mỗi tháng

Kimberley khuyên rằng bạn nên coi việc tiết kiệm như một hóa đơn bắt buộc phải trả hàng tháng mà không thể thương lượng hay hủy bỏ. Huyền thoại đầu tư - Warren Buffett từng nói: “Đừng tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu mà hãy chi tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm”.

Nhiều bạn trẻ thường chi tiêu thoải mái sau khi nhận lương, sau đó xem xét việc tiết kiệm dựa trên số tiền còn lại. Tuy nhiên, nếu chi tiêu quá mức, họ có thể không còn tiết kiệm được một đồng nào và thậm chí phải vay thêm.

>> Bắt đầu năm mới, cùng 'xắn tay' lên kế hoạch tài chính cá nhân bằng những 'mẹo vàng'

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm phí trước bạ ôtô trong tháng 5

Tự chủ tài chính thông minh, đừng bỏ qua 5 nguyên tắc 'vàng' của Shark Thái Vân Linh

Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’: ‘Với tôi thì vàng, bạc hay tiền số mới là tài sản thực sự trong khi tiền mặt lại như rác rưởi trong thời khủng hoảng’

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-thong-minh-voi-quy-tac-25000-dong-232877.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
1 xu tiết kiệm là 1 xu kiếm được và cách quản lý tài chính cá nhân thông minh với quy tắc 25.000 đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH