2 thời điểm tuyệt đối không nên tập thể dục: Vừa có hại cho sức khỏe, vừa “âm thầm” cướp đi tuổi thọ
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu tập thể dục không đúng thời điểm cũng có thể gây hại cho cơ thể.
Việc vận động đều đặn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tập thể dục không chỉ giúp giữ cho giấc ngủ trở nên sâu hơn mà còn có tác dụng giảm căng thẳng tinh thần, giảm lo âu và hỗ trợ việc điều chỉnh chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có một số thời điểm mà chúng ta nên hạn chế hoặc tránh tập thể dục để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Dưới đây là 2 thời điểm điểm tuyệt đối không nên tập thể dục:
1. Tập thể dục vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc
Nhiều người tin rằng tập thể dục vào buổi sáng sớm (từ 4-5 giờ sáng) là một cách bắt đầu tuyệt vời cho ngày mới, nhưng điều này cũng mang theo một số rủi ro đối với sức khỏe.
Việc tập thể dục vào buổi sáng sớm có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi có vấn đề về huyết áp cao. Một nghiên cứu trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng những người có huyết áp cao có khả năng mắc các vấn đề về đột quỵ.
Huyết áp thường tăng tự nhiên trong hai giờ đầu sau khi thức dậy và do đó, những người có vấn đề về huyết áp nên hạn chế việc tập thể dục vào buổi sáng sớm để giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi tập thể dục vào buổi sáng, đặc biệt là khi thực hiện hoạt động mà không ăn sáng trước đó. Hạ đường huyết có thể xảy ra, điều này có thể dẫn đến các vấn đề như chóng mặt, ngất xỉu, chuột rút, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và tăng nguy cơ chấn thương.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến khích những người mắc bệnh tiểu đường xây dựng một lịch trình tập luyện có hệ thống, điều chỉnh liều lượng insulin và tiêu thụ bữa sáng nhẹ trước khi tập thể dục để duy trì lượng đường huyết ổn định.
Với những người có sức khỏe tốt, chuyên gia khuyến cáo nên ăn sáng bằng một bữa nhẹ giàu carbohydrate từ 15 đến 30 phút trước khi tập luyện để cung cấp năng lượng cho cơ bắp và làm tăng hiệu quả của buổi tập.
2. Tập thể dục vào tối muộn trước khi đi ngủ
Từ lâu, mọi người thường tin rằng việc tập thể dục vào buổi tối có thể gây khó ngủ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, quan niệm này có vẻ chưa hoàn toàn chính xác.
Các chuyên gia y tế từ trang sức khỏe Healthline giải thích rằng "Tập thể dục vào đêm muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ."
Nghiên cứu từ Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng Châu Âu chỉ ra rằng tình trạng “hưng phấn sinh lý” khi tập thể dục trong 3 giờ trước khi đi ngủ có thể gây gián đoạn trong chu kỳ giấc ngủ.
Chuyên gia dinh dưỡng và sinh lý học thể dục Gabbi Berkow nói, "Khi bắt đầu tập luyện, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp nhiều máu hơn đến cơ bắp, làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, bao gồm cả não. Lưu lượng máu đến não nhiều hơn có thể làm tăng năng lượng và sự tỉnh táo."
Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến cáo hạn chế tập thể dục trong khoảng 90 phút trước khi đi ngủ để có đủ thời gian để hạ thân nhiệt sau buổi tập.
Ngoài việc tăng lưu lượng máu và hoạt động tim, tập thể dục vào buổi tối cũng kích thích cơ thể sản xuất các hormone như adrenaline và norepinephrine. Chuyên gia Berkow cảnh báo rằng "Những hormone này có thể làm tăng nhịp tim, năng lượng và sự trao đổi chất, tất cả đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây tình trạng thiếu ngủ."
Trang tin sức khỏe Cleveland Clinic cũng nhấn mạnh rằng thiếu ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, mất tỉnh táo, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, cao huyết áp, thậm chí gây nguy cơ đau tim, đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ.
>> Dưỡng chất quý giá có trong chuối xanh giúp giảm 60% nguy cơ mắc 5 loại ung thư