4 ngân hàng hưởng lợi lớn nhất khi NHNN 'chia' lại room tín dụng

05-12-2023 09:15|Dương Lam

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo mức tăng trưởng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đạt đến 80% chỉ tiêu đã được giao.

Theo Báo cáo thị trường tiền tệ Công ty chứng khoán SSI vừa công bố, trong tuần vừa qua, thanh khoản trên thị trường 2 sôi động với khối lượng giao dịch trung bình ngày ở kỳ hạn qua đêm ở mức khoảng 240.000 tỉ đồng.

Điều này cho thấy sự phân bổ thanh khoản trên thị trường không đồng đều giữa các ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh qua mức tăng trưởng tín dụng.

Cụ thể, đến ngày 23/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 8,4%, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm và tăng trưởng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng không đồng đều.

Ngày 29/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo mức tăng trưởng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đạt đến 80% chỉ tiêu đã được giao. Theo SSI, 4 ngân hàng thương mại dự báo sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ động thái trên là MSB, Techcombank, OCB và VPBank.

>> Những ngân hàng nào được nới room tín dụng?

Theo BCTC quý 3/2023, MSB có dư nợ cho vay đến cuối tháng 9 đạt 140.405 tỷ đồng, tăng 18,2% so với đầu năm. Cho vay khách hàng của Techcombank đạt 462.778 tỷ đồng, tăng 12,4%; OCB đạt 131.488 tỷ đồng, tăng 9,7%.

Trong khi đó, ngân hàng mẹ VPBank có dư nợ cho vay đến cuối quý 3/2023 đạt hơn 454.000 tỷ đồng, tăng 25,5% so với đầu năm. Đây cũng là nhà băng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống trong 9 tháng đầu năm 2023.

Trước đó, Báo cáo của CTCP Chứng khoán MBS cho biết, trong lần điều chỉnh 'room' tín dụng vào tháng 7/2023, VPBank được NHNN nới hạn mức tín dụng lên 24%.

Ngoài 4 nhà băng trên, trong 9 tháng đầu năm 2023, nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng trên 10% như LPBank, HDBank hay SHB.

Tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 12% là hợp lý?

Cuộc đua tín dụng 2025: Ngân hàng yếu vốn sẽ bị bỏ lại phía sau?

Ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ: Loạt doanh nghiệp ngành hàng tỷ USD nêu kiến nghị 'nóng'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/4-ngan-hang-huong-loi-lon-nhat-khi-nhnn-chia-lai-room-tin-dung-213990.html
Bài liên quan
  • Ngân hàng nào có cơ hội nhận room tín dụng cao nhất năm 2025?
    Những ngân hàng nào sẽ được cấp room tín dụng cao trong năm 2025? Xếp hạng CAMEL hé lộ loạt nhà băng có lợi thế mở rộng tín dụng, đón đầu cơ hội tăng trưởng.
  • Lộ trình bỏ room tín dụng: Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát thị trường bằng cách nào?
    Việc xóa bỏ cơ chế room tín dụng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, mang lại cơ hội tăng trưởng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Không còn trần tín dụng, NHNN sẽ làm gì để đảm bảo dòng vốn được phân bổ hợp lý, ngăn chặn tín dụng tăng trưởng nóng và duy trì sự ổn định của nền kinh tế?
  • Cuộc chiến thị phần ngân hàng: Big4 có thắng thế khi bỏ room tín dụng?
    Việc tiến tới bỏ room tín dụng đang tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân đang đứng trước cơ hội bứt phá, trong khi các ngân hàng lớn thuộc Big4 có thể đối mặt với thách thức mới khi mất đi lợi thế hạn mức tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hưởng lợi gì khi bỏ room tín dụng?
    Bỏ room tín dụng có thể mở ra cánh cửa tiếp cận vốn rộng hơn cho doanh nghiệp, nhưng liệu nó có làm thay đổi cuộc chơi trong hệ thống ngân hàng? Khi ranh giới giữa cơ hội và rủi ro trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là: thị trường tài chính sẽ bứt phá mạnh mẽ hay đối mặt với những thách thức tiềm ẩn?
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    4 ngân hàng hưởng lợi lớn nhất khi NHNN 'chia' lại room tín dụng
    POWERED BY ONECMS & INTECH