Đặc biệt, các ngành nghề này hiện đang được đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước với mức điểm chuẩn đa dạng.
Thiết kế vi mạch
Thiết kế vi mạch là ngành học đào tạo nguồn nhân lực chuyên biệt cho ngành công nghiệp công nghệ cao (hi-tech industry). Ngành học này tập trung vào việc trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, sản xuất và kiểm tra các vi mạch điện tử.
Theo khảo sát của Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh (HSIA), từ năm 2019 đến nay, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 1.000 kỹ sư ngành thiết kế vi mạch.
Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn sẽ cần 20.000 người. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần tới 50.000 kỹ sư tham gia vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trong đó, số lượng kỹ sư thiết kế vi mạch cần thêm con số khá lớn từ 12.000 đến 15.000 kỹ sư.
Hiện nay, một số trường đào tạo ngành thiết kế vi mạch như: Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM)....
Ngành Du lịch
Ngành du lịch Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào GDP của đất nước. Theo định hướng phát triển, ngành du lịch cần đến 40.000 lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực cho ngành du lịch mới chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 người, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Với sự thiếu hụt này, sinh viên ngành du lịch hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.
Hiện trên cả nước cũng có rất nhiều trường đào tạo những nhóm nghề này, bạn có thể tham khảo các chương trình học và một số thông tin về các trường như: trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Du lịch (Đại học Huế), trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng).
Ngành Logistics
Ngành Logistics Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, đi kèm với nhu cầu nhân lực ngày càng cao. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, nước ta cần bổ sung thêm 2,2 triệu lao động cho ngành này, trong đó 10% là nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung lao động cho ngành Logistics còn nhiều hạn chế, với chỉ khoảng 2.500 cử nhân ngành này tốt nghiệp mỗi năm.
Cử nhân ngành Logistics có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên xuất nhập khẩu; Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu; Nhân viên thu mua; Nhân viên quản lý hàng hóa; Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải; Nhân viên kinh doanh Logistics… Mức lương đối với nhân sự ngành này cũng vô cùng hấp dẫn dao động từ 500USD - 7000USD.
Một số trường đào tạo ngành Logistics hiện nay như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Thương Mại, Đại Học Thăng Long, Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại Học Điện Lực, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Kinh tế TP.HCM...
Ngành Y Dược
Ngành Y Dược nổi bật như một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay và tương lai, đi kèm với nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng cao. Lý do chính cho điều này xuất phát từ hai yếu tố then chốt:
Thứ nhất, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Khi đời sống vật chất được cải thiện, con người quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nhu cầu khám chữa bệnh, sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cũng gia tăng đáng kể.
Mặc dù công nghệ 4.0 đang phát triển, các sản phẩm công nghệ hiện nay vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế vai trò của bác sĩ và y tá trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và chăm sóc người bệnh. Vì vậy, ngành y dược được đánh giá là ngành nghề không bao giờ lo thất nghiệp.
Một số trường đào tạo ngành Y Dược trọng điểm hiện nay: Đại học Y Hà Nội, , trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, Đại học Dược Hà Nội, Học viện Quân y, Đại học Y Dược TP.HCM trường, Đại học Y Dược (Đại học Huế), Đại học Thái Nguyên...