5 giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam

20-04-2023 20:10|Băng Di

Để phát triển tài chính xanh tại Việt Nam, các chuyên gia đã đưa ra 5 nhóm giải pháp chính.

Sáng ngày 20/04/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (chủ trì là Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023” tại Khách sạn Melia, Hà Nội.

Tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia và đại biểu cũng đã đưa ra một số kiến nghị chính sách đối với Quốc hội, Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính và một số bộ ngành liên quan, tập trung vào 2 nhóm chính là: (i) ổn định và phát triển thị trường tài chính và (ii) phát triển tài chính xanh.

Trong đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng thương mại có sở hữu Nhà nước chi phối tăng vốn chủ sở hữu, đáp ứng nhu cầu tín dụng và an toàn.

"Nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng; do vậy, để đảm bảo an toàn và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng, NHNN và Bộ Tài chính nên xem xét tiếp tục cho phép các NHTM Nhà nước chi phối trả cổ tức bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận để tăng vốn trong 2 - 3 năm tới", nhóm nghiên cứu BIDV và ADB kiến nghị.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị khách nhằm ổn định và phát triển thị trường tài chính có thể kể đến như: cần nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa; tiếp tục đẩy nhanh giải ngân Chương trình phục hồi 2022-2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và đầu tư công; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính, đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD yếu kém nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất; quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống, nhất là rủi ro liên thông giữa tài chính và BĐS…v.v

5 giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam

Để phát triển tài chính xanh tại Việt Nam, 5 nhóm giải pháp chính được đưa ra.

Thứ nhất, đẩy nhanh hoàn thiện cơ chế, chính sách, kể cả cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh và tín dụng xanh;

Thứ hai, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh để các chủ thể nhất quán áp dụng;

Thứ ba, với thị trường tín chỉ carbon, cần phát triển, hoàn thiện Sàn giao dịch tín chỉ carbon, các sản phẩm giao dịch (tín chỉ carbon bắt buộc/tự nguyện quốc tế, tín chỉ carbon nội địa tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam), thành viên thị trường và môi giới giao dịch, đối tượng giao dịch…v.v;

Thứ tư, phát triển hạ tầng công nghệ, dữ liệu, thị trường thứ cấp và kể cả phái sinh cho những sản phẩm xanh này về lâu dài;

Thứ năm, tăng cường truyền thông, phổ cập, hướng dẫn bằng nhiều hình thức khác nhau, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hành động.

Vì sao BIDV chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng trụ sở cao 19 tầng tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam?

BIDV phân bổ tiền từ trái phiếu xanh cho dự án điện gió và ô tô điện

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/5-giai-phap-phat-trien-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-179622.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    5 giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH