Năm 2023 ACB ghi lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 2.647 tỷ đồng, gấp 128 lần cùng kỳ; nợ có khả năng mất vốn và nợ nghi ngờ tăng 88% so với đầu năm.
Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán ACB) công bố báo cáo tài chính quý IV và kết quả kinh doanh năm 2023.
Báo cáo ghi nhận năm 2023 ACB lãi trước thuế 20.068 tỷ đồng, tăng trưởng 17,2% so với năm 2022. Đóng góp vào lợi nhuận của ACB gồm các yếu tố như thu nhập lãi thuần (24.959 tỷ đồng), lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (2.922 tỷ đồng), lãi từ kinh doanh ngoại hối (1.110 tỷ đồng), lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (168 tỷ đồng), lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (2.647 tỷ đồng) và từ các hoạt động khác, thu nhập khác...
Kết quả kinh doanh của ACB |
Thu nhập lãi thuần đạt 24.959 tỷ đồng, tăng 6% - mức tăng trưởng thấp so với các ngân hàng khác. Thu nhập lãi thuần là chỉ số thể hiện bức tranh hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng. Trong cơ cấu lãi thuần của ACB, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 52.346 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ; chi phí lãi và các chi phí tương tự 27.387 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm đạt 487.601 tỷ đồng, tăng 17,8% so với thời điểm đầu năm. Trong cơ cấu cho vay, khách hàng tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm trên 99,5% tổng cho vay khách hàng. Về cơ cấu, đến 67% tổng cho vay khách là vay ngắn hạn.
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tăng gần gấp đôi cùng kỳ, từ hơn 3.044 tỷ đồng lên 5.886 tỷ đồng; trong đó nợ có khả năng mất vốn và nợ nghi ngờ tổng hơn 4.900 tỷ đồng, tăng 88% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến từ 0,7% hồi đầu năm lên 1,22%.
Ở chiều ngược lại, tổng tiền gửi khách hàng đến cuối năm đạt 480.482 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với thời điểm đầu năm; trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm gần 22% tổng tiền gửi khách hàng.
Nợ xấu tăng đột biến trong năm 2023 |
>> Cổ phiếu ACB 'nổi sóng', khối tài sản của Chủ tịch Trần Hùng Huy tăng chóng mặt
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 2.647 tỷ đồng, gấp 128 lần số lãi vỏn vẹn 20 tỷ đồng đạt được năm 2022.
Báo cáo ghi nhận tổng giá trị chứng khoán đầu tư của ACB đến cuối năm 2023 còn 73.463 tỷ đồng (giảm 2,8% so với đầu kỳ), trong đó hơn 44.900 tỷ đồng là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và 28.560 tỷ đồng chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.110 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước đó. ACB vẫn duy trì 2 năm liên tiếp lãi từ kinh doanh ngoại hối chạm nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, nợ xấu tăng cao, ACB cũng đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến so với năm 2022 với hơn 1.800 tỷ đồng (gấp 25 lần cùng kỳ).
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản ACB tăng 18,2% so với thời điểm đầu năm, lên 718.794 tỷ đồng. Cùng với tổng tài sản tăng, tổng nợ phải trả cũng tăng thêm 17,9% lên 647.838 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm trên 90% tổng tài sản.
Cổ phiếu đáng chú ý ngày 13/12: POW, VPB, ACB
Một cổ phiếu ngân hàng được dự báo tăng gần 50% sau loạt động thái mới của NHNN