Các chuyên gia tại ACBS đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP trong khoảng 7,8% - 8,4% cho cả năm 2022.
Theo báo cáo thị trường Việt Nam tháng 10, Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, Việt Nam đã lấy lại động lực tăng trưởng của những thập kỷ trước khi vươn lên sau giai đoạn hai năm chìm lắng mặc dù vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP khả quan nhờ các lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 đã được dỡ bỏ.
Nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng vượt bậc trong 4 quý gần đây nhờ thành công của chiến lược mới “Sống chung với COVID” và sự can thiệp linh hoạt của chính sách tiền tệ nhằm đối phó với áp lực tăng tỷ giá và sự mất giá của VND so với USD và chính sách tài khóa giúp kéo giảm lạm phát nhờ giảm giá xăng dầu.
Trong thời gian tới, các chuyên gia tại ACBS cho rằng, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong phần còn lại của năm 2022 nhờ mức nền thấp của năm ngoái và sự mở rộng của các hoạt động công
nghiệp nhờ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc do phong tỏa kéo dài và trong dài hạn nhờ phong trào Trung Quốc + 1 tiếp tục diễn ra.
ACBS cũng kỳ vọng doanh số bán lẻ sẽ tiếp tục tăng do bị kiềm chế sau 2 năm đại dịch cũng như lượng khách quốc tế dự kiến sẽ tăng trong phần còn lại của năm do các thủ tục đi lại liên quan đến COVID đang trở nên đơn giản hơn trên toàn cầu.
Các chuyên gia tại ACBS đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP trong khoảng 7,8% - 8,4% cho cả năm 2022.
Những khó khăn mà nền kinh tế phải đối mặt chủ yếu xuất hiện ngoại sinh do lo ngại suy thoái đang gia tăng trên toàn cầu và các ngân hàng trung ương đang tiếp tục đẩy mạnh tăng lãi suất, điều này có thể làm giảm nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt là Mỹ và EU.
Trong nước, đồng USD mạnh lên đang gây áp lực lên tỷ giá USD/VND, buộc NHNN phải can thiệp và tác động đến lãi suất VND.
Tuy nhiên, các chuyên gia tại ACBS cho rằng, cán cân thanh toán mạnh mẽ (thặng dư thương mại ròng, nguồn vốn FDI và lượng kiều hối ròng đều đặn và ngày càng tăng), dự trữ ngoại hối dồi dào và sự sẵn sàng sử dụng các công cụ thị trường tiền tệ của NHNN sẽ hỗ trợ VND trong ngắn hạn và trung hạn.
Về dài hạn, ACBS đưa ra quan điểm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục con đường phát triển bền vững dựa trên hiện đại hóa nền kinh tế với việc thoái vốn khỏi các Doanh nghiệp Nhà nước mở ra nhiều không
gian hơn cho khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế toàn cầu bằng hàng loạt các hiệp định thương mại và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước, kết hợp với đổi mới chính sách và thủ tục đầu tư để phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện tốt hơn cho cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Bối cảnh kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng thấp đi liền với lạm phát