Doanh nghiệp

Áp thuế chống bán phá giá HRC: Lo ngại “ông lớn” độc quyền, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt

Khúc Văn 02/04/2024 15:45

Một số doanh nghiệp ngành thép cho rằng nếu áp thuế chống phá giá, thị trường thép sẽ bị thao túng.

Biên độ chống bán phá giá không vượt quá 2%

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đã gửi hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

2 doanh nghiệp này cho rằng, sản lượng thép nhập khẩu thép tăng đột biến cũng như giá thép HRC từ Trung Quốc giảm mạnh, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

“Chúng tôi thấy có dấu hiệu bán phá giá nên kiến nghị lên cơ quan nhà nước, mong có sự đánh giá công bằng và chính đáng, làm sao để ngành sản xuất trong nước phát triển. Việc áp thuế hay không phải dựa trên số liệu và các cơ quan nhà nước sẽ đánh giá và quyết định”, lãnh đạo Hòa Phát nêu ý kiến.

Áp thuế chống bán phá giá HRC: Lo ngại “ông lớn” độc quyền, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt

Đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong ngành thép.

Trước động thái nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép TVP, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty Cổ phần Tôn Pomina, Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty Cổ phần Kim khí Nam Hưng đã có kiến nghị phản biện gửi các cơ quan chức năng.

>>Thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đe dọa sản xuất trong nước

Bởi họ quan ngại nếu Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ tiêu cực không chỉ đối với ngành thép mà còn đối với toàn nền kinh tế và xã hội.

Về vấn đề này, ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen nói rằng theo điều 78 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng với hàng hóa nhập khẩu khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện.

Điều kiện thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể. Điều kiện thứ hai, Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể. Điều kiện thứ ba, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen, trên thực tế biên độ phá giá của HRC từ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam trong suốt năm 2023 rất thấp, chỉ khoảng 1,26%, biên độ thấp này không thể coi là "bán phá giá" khi không vượt quá 2%.

Cùng với đó, việc nhập khẩu các sản phẩm HRC không làm sụt giảm sản lượng sản xuất và sản lượng bán hàng sản phẩm này tại Việt Nam, ngược lại sản lượng sản xuất trong nước có xu hướng tăng qua mỗi năm.

Cụ thể, năm 2019, tổng lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất đạt mức 4.095.490 tấn. Đến năm 2020, lượng bán đạt được sự tăng trưởng nhất định lên 4.287.458 tấn, tăng khoảng 4,68% so với cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng nhanh chóng và đột ngột trong lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất diễn ra từ năm 2020 đến năm 2021, với lượng bán tăng mạnh từ 4.287.458 tấn trong năm 2020 lên 7.129.809 tấn trong năm 2021, tăng khoảng 66,28% so với năm trước.

Mặc dù không tăng vọt như giai đoạn trước, nhưng giai đoạn 2021-2022, lượng bán vẫn được duy trì ở mức cao và sau đó tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2023 khi lượng bán HRC do các công ty Việt Nam sản xuất tăng từ 6.192.018 tấn trong năm 2022 lên 6.808.337 tấn trong năm 2023, tăng khoảng 9,94% so với cùng kỳ.

Như vậy, có thể khẳng định hoàn toàn không có căn cứ pháp lý để khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

>>Hòa Phát (HPG): Sản lượng tiêu thụ thép tháng 1/2024 đạt 639.000 tấn, tăng 7% sau 1 tháng

Lo ngại độc quyền, người tiêu dùng chịu thiệt

Cũng theo vị lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen, việc áp thuế chống bán phá giá với HRC nhập còn gây ra lo ngại khả năng độc quyền và chi phối giá cả, giá nguyên liệu sẽ bị đẩy lên quá cao khiến toàn ngành tôn mạ và ống thép sụp đổ.

Áp thuế chống bán phá giá HRC: Lo ngại “ông lớn” độc quyền, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt
Áp thuế chống bán phá giá HRC: Lo ngại “ông lớn” độc quyền, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

Nguyên nhân là bởi dù chưa áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc mà 2 nhà sản xuất HRC Việt Nam đã và đang bán HRC cho các công ty tôn mạ với mức giá cực kỳ cao. Cụ thể, giá bán HRC từ Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh luôn cao hơn so với giá nhập khẩu từ 10-20 USD/tấn, cao điểm có thể chênh lệch tới 40-50 USD/tấn.

Bên cạnh đó, đây còn là hai doanh nghiệp duy nhất sản xuất được HRC tại Việt Nam với thị phần gần 80% ngành HRC nội địa, chỉ khoảng 20% còn lại được cung cấp bởi các công ty thương mại nhập khẩu HRC và bán lại cho các công ty tôn mạ và ống thép.

Trường hợp HRC từ Trung Quốc không thể nhập khẩu vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng Hòa Phát và Formosa độc quyền hoàn toàn nguồn cung HRC tại Việt Nam, từ đó giá bán HRC tăng theo ý chí của họ, giá thành phẩm tăng tương ứng cũng tăng theo. Hơn hết, người phải gánh khoản tăng chênh lệch này chính là người tiêu dùng cuối cùng.

Tuy nhiên, dù giá bán cao nhưng Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh luôn trong tình trạng không có đủ HRC để bán. Vì các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam phải mua HRC được sản xuất tại Việt Nam vì có một số quốc gia xuất khẩu có yêu cầu đặc biệt về nguồn nguyên liệu. Đây cũng là một thách thức lớn của các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép trong bối cảnh thị trường nội địa không đủ cung. Nhưng điều này lại giúp 2 doanh nghiệp trên hưởng lợi.

Do đó, bài toán “hài hòa lợi ích” trong đề xuất áp thuế chống bán phá giá này là rất quan trọng, các cơ quan chức năng phải thực hiện điều tra kỹ lưỡng, cẩn trọng trong quá trình phân tích, thẩm định chi tiết hồ sơ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại nhấn mạnh: “Việc điều hoà thị trường là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Một mặt có các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước, một mặt chống khả năng nhóm độc quyền, thao túng thị trường. Đây là một bài toán rất khó mà cơ quan nhà nước phải đưa ra lời giải thích đáng”.

>>Hòa Phát (HPG): Sản lượng tiêu thụ thép tháng 11 tăng 60% so với cùng kỳ

Cột mốc mới trên hành trình sản xuất thép HRC của Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

‘Vua thép’ Trần Đình Long đang vẽ lại bức tranh ngành thép

Doanh nghiệp hôm nay: Hòa Phát (HPG) - số 1 thị phần ngành thép nhìn từ khoản nợ 65.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ap-thue-chong-ban-pha-gia-hrc-lo-ngai-ong-lon-doc-quyen-nguoi-tieu-dung-se-chiu-thiet-228733.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Áp thuế chống bán phá giá HRC: Lo ngại “ông lớn” độc quyền, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt
POWERED BY ONECMS & INTECH