Bản đồ đầu tư 2026–2027: Bất động sản vào chu kỳ nóng, đâu là điểm đến sinh lời?
Giai đoạn 2026–2027 được dự báo là thời điểm bùng nổ mới của bất động sản Việt Nam. Trong bối cảnh dòng tiền bắt đầu chuyển hướng rõ nét. Câu hỏi lớn đặt ra: Nhà đầu tư nên “cắm cọc” ở đâu để thắng lợi?
Ba giai đoạn của chu kỳ mới
Chia sẻ tại Talk Cafe Bất động sản với chủ đề “Bắt mạch thị trường – Đâu là tọa độ vàng đón sóng đầu tư”, ngày 20/7, ông Nguyễn Anh Quê – Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch G6 Group, cho hay, thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước một chu kỳ tăng trưởng mới, với nhiều tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô. Những lực đẩy đáng kể bao gồm:
Đầu tư công: Tỷ lệ giải ngân cao, tập trung vào hạ tầng chiến lược như cao tốc, sân bay, cầu cảng…, đang tạo lực lan tỏa lớn cho nền kinh tế và thị trường địa ốc; Cơ hội thuế quan với Mỹ: Nếu tận dụng tốt lợi thế, Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu, từ đó kích thích phát triển công nghiệp và bất động sản khu công nghiệp.
Chính sách tiền tệ nới lỏng: Mặt bằng lãi suất thấp, việc gỡ bỏ “room tín dụng” và các biện pháp hỗ trợ sản xuất – tiêu dùng tạo dòng tiền thuận lợi hơn cho bất động sản; Pháp lý cải thiện: Những nút thắt về cấp phép, chấp thuận đầu tư đang được tháo gỡ, đặc biệt sau các sửa đổi trong Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản.
“Đây là nền tảng quan trọng để thị trường bất động sản bước vào một chu kỳ bùng nổ mạnh mẽ từ năm 2026”, ông Quê nhận định.
Dưới góc nhìn của Chủ tịch G6 Group, thị trường sẽ vận động qua ba giai đoạn chính: Quý 3–4/2025: Thị trường đi ngang. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng do còn nhiều biến số kinh tế trong và ngoài nước; Giai đoạn 2026–2027: Chu kỳ bùng nổ mạnh mẽ cả về nguồn cung và giao dịch. Hạ tầng đồng loạt khởi công – hoàn thành, chính sách phát huy hiệu quả, tâm lý nhà đầu tư cải thiện rõ rệt; Từ 2028 trở đi: Thị trường có thể bước vào giai đoạn bão hòa, thanh khoản giảm, giá có thể điều chỉnh nhẹ sau giai đoạn tăng trưởng nóng.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch G6 Group. Ảnh minh hoạ. |
>>> TS. Cấn Văn Lực: Muốn tăng trưởng 9-10%, đầu tư toàn xã hội không nhất thiết phải bằng 40% GDP
Phân hóa theo vùng
Một điểm đáng chú ý trong chia sẻ của ông Nguyễn Anh Quê là sự phân hóa rõ rệt theo từng vùng miền, đòi hỏi nhà đầu tư phải có “bản đồ chiến lược” thay vì chạy theo tâm lý đám đông.
Hà Nội và vùng ven phía Bắc: Giá cao – thanh khoản thấp. Hà Nội dự kiến sẽ có nhiều dự án mới bung hàng, nhưng mặt bằng giá hiện đã “kịch trần” nên khó có dư địa tăng mạnh.
Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… sau đợt tăng nóng 2021–2023 đang chững lại. Dư địa tăng giá không còn nhiều, thanh khoản đang giảm.
Miền Trung: Tăng trưởng nhanh giai đoạn 2014–2022, nhưng hiện tại đã bước vào chu kỳ điều chỉnh. Trong vài năm tới, khó có đột phá về giá nếu không có cú hích mới.
Miền Nam – Tâm điểm mới của sóng đầu tư: Sau đợt điều chỉnh sâu từ năm 2022 đến nay, khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng tăng giá, đặc biệt nhờ hệ thống hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, kết nối mạnh mẽ với TP.HCM.
Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu được dự báo sẽ đón sóng đầu tư mới nếu tiến trình sáp nhập – quy hoạch liên vùng được thúc đẩy.
![]() |
Sự phân hóa thị trường theo vùng là xu hướng rõ rệt, nhà đầu tư cần nắm chắc bản đồ tiềm năng để “đón sóng” đúng thời điểm. |
>>>Chuyên gia Savills: Muốn hút dòng vốn lớn, cần biến nhà ở thành hạ tầng chiến lược quốc gia
Lộ diện những 'tọa độ vàng' trong chu kỳ mới
Trên cơ sở phân tích thực tiễn, ông Nguyễn Anh Quê chỉ rõ những khu vực giàu dư địa phát triển trong giai đoạn 2026–2027:
Hải Phòng: Hệ thống cảng biển hiện đại, hạ tầng giao thông đồng bộ, sắp hình thành Khu thương mại tự do. Tuy nhiên, cần cảnh giác với các khu vực chưa có quy hoạch rõ ràng.
Bắc Ninh – Bắc Giang: “Siêu thủ phủ công nghiệp” với hệ sinh thái FDI dày đặc. Nếu ưu đãi thuế quan được thông qua, khu vực này sẽ trở thành tâm điểm hút vốn ngoại.
Khánh Hòa: Hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với hàng loạt dự án giao thông và hạ tầng chiến lược.
Đà Nẵng: Tiếp tục mở rộng lĩnh vực du lịch, dịch vụ và hình thành khu kinh tế thương mại tự do – một lực đẩy mới cho bất động sản nghỉ dưỡng và đô thị.
Đặc biệt, trong số các điểm sáng, ông Nguyễn Anh Quê nhấn mạnh: Phú Quốc là khu vực có sức hút đầu tư lớn nhất trong giai đoạn tới, với những yếu tố mang tính “lột xác” toàn diện:
Tổng vốn đầu tư hạ tầng hơn 330.000 tỷ đồng để phục vụ APEC 2027 – một quy mô chưa từng có; Dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, mở ra cơ chế đặc thù, thúc đẩy quản lý – quy hoạch – thu hút vốn; Các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch, hạ tầng đều đang hồi phục mạnh sau giai đoạn khó khăn, tạo môi trường đầu tư toàn diện.
“Phú Quốc sẽ là thỏi nam châm của dòng vốn trong chu kỳ mới. Nhưng nhà đầu tư phải chọn đúng khu vực có quy hoạch rõ ràng, hạ tầng kết nối và pháp lý minh bạch để tránh rủi ro”, ông Quê khuyến nghị.
Chuyên gia Savills: Muốn hút dòng vốn lớn, cần biến nhà ở thành hạ tầng chiến lược quốc gia
10 sự kiện nổi bật định hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2025