Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam: Lỗ lũy kế 'khủng' 5.800 tỷ đồng
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam là đơn vị thuộc sở hữu của Tập đoàn FWD, mảng kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG) – một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1993.
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam là đơn vị thuộc sở hữu của Tập đoàn FWD, mảng kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG) – một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1993.
Pacific Century Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, dịch vụ tài chính, viễn thông, và các hoạt động đầu tư khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2016, FWD đã mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern (Việt Nam) và đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD, tiếp quản giấy phép thành lập và hoạt động do Great Eastern được cấp ngày 23/11/2007.
Lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm âm, lỗ lũy kế 5.800 tỷ đồng
Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) FWD Việt Nam ghi nhận 1.960 tỷ đồng từ doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giảm 22,5% so với năm 2023. Cùng với đó, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 1.155 tỷ đồng; chi phí bán hàng là 661 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp là 459 tỷ đồng.
Kết quả, 6 tháng đầu năm 2024, FWD Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, BHNT FWD Việt Nam ghi nhận chi bồi thường đạt 370 tỷ đồng nửa đầu năm 2024, chiếm 19% doanh thu thuần; ghi nhận dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc là 597 tỷ đồng.
Theo đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính ở mức âm 341 tỷ đồng.
Tuy nhiên, BHNT FWD Việt Nam ghi nhận nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính, lên đến 423 tỷ đồng trong kỳ bán niên 2024. Trong đó, thu nhập từ lãi đầu tư trái phiếu là 85,7 tỷ đồng; thu lãi tiền gửi là 275 tỷ đồng; thu lãi kinh doanh chứng khoán 9 tỷ đồng; thu nhập cổ tức là 4 tỷ đồng; thu từ đánh giá lại khoản đầu tư 46,7 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư của FWD gồm trái phiếu chính phủ đầu tư dài hạn là 814 tỷ đồng (không thay đổi so với đầu năm 2024), trái phiếu doanh nghiệp đầu tư dài hạn là 1.740 tỷ đồng (không thay đổi so với đầu năm 2024); đầu tư trái phiếu ngắn hạn là 360 tỷ đồng (tăng 157 tỷ đồng so với đầu năm 2024). Tuy nhiên giá trị đầu tư này chỉ thu về lãi là 85,7 tỷ đồng, tương đương mức lãi suất bình quân chỉ đạt 5,8%/ năm.
Tính đến ngày 30/6/2024, BHNT FWD Việt Nam sở hữu tổng tài sản trị giá 20.441 tỷ đồng, tăng 880 tỷ đồng so với đầu năm 2024. Đồng thời, FWD ghi nhận vốn chủ sở hữu hơn 19.102 tỷ đồng, lỗ luỹ kế hơn 5.815 tỷ đồng.
6 năm gia nhập Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ FWD kinh doanh bết bát
Sau 7 năm vào Việt Nam tính từ 2016, bảo hiểm nhân thọ FWD đã báo lỗ 6 năm liên tiếp từ 2016-2022.
Năm 2016, FWD ghi nhận mức lỗ thấp nhất với 120 tỷ đồng, gấp đôi so với số lỗ của năm trước đó khi còn hoạt động dưới tên Great Eastern. Những năm sau đó, FWD liên tục thua lỗ. Đặc biệt năm 2020 ghi nhận mức lỗ “khủng” lên đến 1.700 tỷ đồng, năm 2022 lỗ 1.684 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022 bảo hiểm nhân thọ đã “ôm” số lỗ lũy kế đến 6.925 tỷ đồng.
“Nền” kinh doanh thua lỗ của bảo hiểm nhân thọ FWD đối nghịch hoàn toàn với việc gia tăng mạnh về doanh thu hoạt động bảo hiểm. Nếu năm 2016 khi vừa kế thừa Great Eastern, doanh thu chỉ vỏn vẹn 44 tỷ đồng thì đã lên gần gấp 6 lần ngay năm sau đó, 2017, với doanh thu đạt 276 tỷ đồng.
Doanh thu bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ FWD nhanh chóng vượt 1.200 tỷ đồng vào năm 2019, gấp đôi tiếp vào năm 2020. Còn đến năm 2022, doanh thu bảo hiểm đã đạt xấp xỉ 6.000 tỷ đồng.
Sau nhiều năm thua lỗ, đến năm 2023, FWD ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương với 878 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 5.339 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2022; doanh thu tài chính đạt 697 tỷ đồng, tăng 46,7% so với năm 2022.
Đáng chú ý, chi phí bán hàng năm 2023 giảm mạnh, lên đến hơn 1.900 tỷ đồng, theo đó, chi phí bán hàng chỉ còn 1.884 tỷ đồng. Được biết, nguyên nhân giảm mạnh chi phí bán hàng là do FWD giảm chi quản lý cho các kên phân phối gần 1.650 tỷ đồng.
>> Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam: Lỗ lũy kế 'khủng' 5.800 tỷ đồng
Sợ hiểu nhầm 'dính' Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm nhân thọ FWD lên tiếng
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản kê biên lộ diện 82% cổ phần Bảo hiểm FWD