Sống

Bất ngờ phát hiện đại dương mênh mông sâu 72km trên mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ

Thùy Dung 22/02/2024 - 15:51

Mặt trăng này được so sánh có hình dáng tương tự như "ngôi sao tử thần" trong phim Chiến tranh giữa các vì sao.

Theo đài Sputnik (Nga), phân tích dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini bay vòng quanh sao Thổ từ năm 2004 đến năm 2017, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những thay đổi nhỏ trong quỹ đạo của Mimas - mặt trăng nhỏ nhất và nằm ở phía trong cùng trong số 8 mặt trăng chính của sao Thổ. Phát hiện mới đã được công bố trên Tạp chí Nature.

Mô hình chuyển động và quay của Mimas quanh sao Thổ cho thấy sự hiện diện của một đại dương mới hình thành bên trong mặt trăng này. Đại dương được cho là đang trong trạng thái phát triển.

Hình ảnh của Mimas

Hình ảnh của Mimas

Ông Valery Lainey, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Paris ở Pháp, cho biết: “Nếu nhìn vào bề mặt của Mimas, không có gì có thể phản ánh một đại dương ẩn bên dưới. Đó là giả thuyết khó có khả năng xảy ra nhất cho đến nay”.

Mimas là mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ, có bán kính khoảng 198 km. Nhóm nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy bằng chứng của nước bên dưới bề mặt lạnh giá của mặt trăng này, nhưng các nghiên cứu tiếp tục về quỹ đạo của nó cho thấy khả năng có một đại dương sâu khoảng 20 đến 30 km bên dưới.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, đại dương Mimas có thể chỉ phát triển trong vòng 2 đến 3 triệu năm qua. Quỹ đạo của Mimas nằm trong quỹ đạo của các vệ tinh lớn hơn của sao Thổ như Enceladus và Titan.

Các mặt trăng Europa và Ganymede của sao Mộc cũng nằm trong số các vật thể của hệ Mặt trời có trữ lượng nước tiềm ẩn đáng kể, khiến chúng trở thành một trong những "ứng cử viên" hàng đầu cho việc hình thành sự sống trong hệ mặt trời của chúng ta.

Ông Nick Cooper, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà nghiên cứu thiên văn học của khoa Khoa học Vật lý và Hóa học tại Đại học Queen Mary ở London, lý giải: “Sự tồn tại của một đại dương nước lỏng mới hình thành gần đây khiến Mimas trở thành ứng cử viên hàng đầu cho nghiên cứu của các nhà khoa học về nguồn gốc sự sống”.

“Hành tinh đỏ” - sao Hỏa là điểm đến lý tưởng cho nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất do nó giống với hành tinh của chúng ta.

Tàu vũ trụ Jupiter Icy Moons Explorer (JUICE) của ESA đang bắt tay vào nhiệm vụ mới để xem liệu những hành tinh đó có thể tồn tại sự sống hay không. Sau khi sứ mệnh của Cassini quanh sao Thổ kết thúc, các nhà khoa học đã có kế hoạch gửi một tàu vũ trụ khác tới đó, đặc biệt là để khám phá Enceladus. Nhưng nhiệm vụ này khó có thể xảy ra sớm.

>> 'Thánh sale' của mọi thời đại: Người đàn ông bán đất trên... mặt trăng cho cả Tổng thống, kiếm cả triệu USD

Đường hầm băng biển ngốn 12 triệu USD, 197 trụ chôn sâu mất 31 năm để hoàn thành, kỳ vĩ như một cây cầu đi thẳng xuống lòng đại dương

Kỳ lạ 'quốc gia băng giá' nhưng vẫn phải nhập khẩu đá lạnh để bảo quản thức ăn: Mùa nào cũng có tuyết, bị cô lập bởi đại dương bao la

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bat-ngo-phat-hien-dai-duong-menh-mong-sau-72km-tren-mat-trang-nho-nhat-cua-sao-tho-d116620.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bất ngờ phát hiện đại dương mênh mông sâu 72km trên mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ
POWERED BY ONECMS & INTECH