Theo đó, tỉnh miền Trung này dẫn đầu về hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2023 với 46,04 điểm.
Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) lần thứ 15.
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (với tên viết tắt tiếng Anh là PAPI) là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Năm 2023, 19.536 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia khảo sát PAPI.
Trong suốt 15 năm qua, có tới 197.779 lượt người dân trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI từ năm 2009.
PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; và quản trị điện tử.
Theo đó, địa phương dẫn đầu về chỉ số PAPI năm 2023 là Thừa Thiên - Huế với 46,04 điểm. Thái Nguyên đứng thứ 2 với 45,78 điểm và Bắc Ninh đứng thứ 3, đạt 45,7 điểm. Đáng chú ý, địa phương là quán quân năm trước là Quảng Ninh cũng như Bình Dương không có mặt trong bảng xếp hạng năm nay do không đảm bảo độ tin cậy.
>> Nhà máy xử lý nước sạch lớn nhất Thừa Thiên - Huế, quy mô 800 tỷ chính thức hoạt động
Đối với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội đạt 43,9 điểm. Hải Phòng đạt 42,1 đểm. Đà Nẵng đạt 42,6. Cần Thơ đạt 40,1 và TP. HCM đạt 41,7 điểm.
Báo cáo cũng chỉ ra ra rằng, khoảng cách về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2023 giữa các tỉnh, thành phố không lớn. Chỉ số PAPI 2023 tổng hợp giữa điểm thấp nhất (38,97 điểm) và điểm cao nhất (46,04 điểm) là khoảng 7,07 điểm, nhỏ hơn khoảng cách này của Chỉ số PAPI 2021 và 2022 (với khoảng cách tương ứng của hai năm là 9,07 điểm và 10,84 điểm). Khoảng cách này cho thấy điểm các chỉ số nội dung PAPI 2023 có xu hướng hội tụ hơn. Vì vậy, chính quyền các tỉnh, thành phố không nên coi trọng điểm số tổng hợp chung, mà cần xem xét kết quả ở các chỉ số, chỉ tiêu cụ thể.
Báo cáo nhận định, các tỉnh, thành phố phía Bắc và miền Trung có xu hướng được người dân đánh giá cao hơn so với các tỉnh, thành phố phía Nam. Trong số 15 tỉnh, thành phố thuộc nhóm cao có 5 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và 4 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong số 16 tỉnh, thành phố thuộc nhóm thấp có 7 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 3 địa phương thuộc vùng Tây Nguyên.
Xét theo từng tiêu chí thành phần, theo PAPI 2023, so với kết quả năm 2021, 24 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 1: 'Tham gia của người dân ở cấp cơ sở'; 12 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 2: 'Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương'; 5 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 3: 'Trách nhiệm giải trình với người dân'; 12 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 4: 'Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công'; và 39 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 8: 'Quản trị điện tử'.
>> Tỉnh miền Trung sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương, sẽ có thêm khu du lịch sân golf 90ha
8 quận, huyện Hà Nội sắp xếp lại đơn vị hành chính: Công bố tên phường, xã sau sáp nhập
Lộ diện 15 thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai, miền Bắc có tới 8 đại diện