Điểm đến

Bí ẩn ngọn núi linh thiêng vượng khí được coi là Sơn Tổ của Việt Nam, nơi thờ vị thần đứng đầu trong "Tứ bất tử"

Quỳnh Như 26/11/2023 07:01

Ngọn núi này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của truyền thuyết lịch sử và tín ngưỡng dân gian truyền lại từ ngàn đời.

Non thiêng Ba Vì - Tản Viên từ xa xưa đã được nhắc đến với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. Nơi đó, Sơn Tinh hiện lên như một vị anh hùng khai sơn trị thủy. Khắp vùng Ba Vì, đâu đâu cũng có những dấu tích chế ngự thiên tai của Sơn Tinh, như bãi Đá Chông, ngọn U Bò, dãy Gò Choi, núi Đá Chèm, tre Ngòi Lạt... những làng mạc còn lưu thần tích, ngọc phả ghi nhớ công ơn vị Sơn Thần dạy dân cách tạo lửa, đánh bắt, trồng trọt và ca múa. Đặc biệt, hiện hữu dày đặc và thuyết phục hơn cả là tục thờ Tản Viên Sơn Thánh với cộng đồng nhiều dân tộc cùng thực hành tín ngưỡng.

Núi Tổ chứa linh khí của Việt Nam

Núi Ba Vì có phạm vi rộng khoảng 5.000 ha, trong đó 3.500 ha thuộc địa phận Hà Nội, 1.500 ha thuộc Hòa Bình được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Núi như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn). Trong Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi có viết: "…Núi Tản Viên ấy là núi Chủ (Tổ) của nước Nam ta đó".

Empty

Hình thế của Tản Viên vô cùng độc đáo, khác hẳn với các quả núi ở Đại Việt. Theo sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (đời Trần) thì núi Tản Viên nằm ở phía tây kinh đô nước Nam Việt, lên cao núi thắt lại rồi xòe ra như cái ô nên có tên là Tản Viên. Núi “sừng sững tráng lệ, ba đỉnh đứng dàn hàng, cao vút như trong bức họa” và Sơn Tinh liền “lên tận đầu ngọn Vân Mộng (tên ban đầu của Tản Viên) mới lấy đó làm nơi cư ngụ”.

Để đạt được mục đích Cao Biền dùng “diệu kế” quen thuộc. Ông ta cho khiêng kiệu đến chân núi để dụ Sơn Tinh ra bằng chiêu thức vẫn sử dụng, tức là dùng cô gái đồng trinh chuẩn bị mâm cỗ để mời thần linh (ở đây là Sơn Tinh nhập xác ăn cỗ), sau đó sẽ chém đầu cô gái cũng là giết chết Sơn Tinh.

Nhưng lần này, Sơn Tinh lợi hại ở chỗ đã hóa thân thành mây ngũ sắc chuẩn bị nhập vào cô gái lại bay lên. Nhìn lên trên cao, Cao Biền thấy rõ Sơn Tinh vén mây ra và nhổ một bãi nước bọt xuống mâm cỗ.

Mưu kế bất thành Cao Biền chỉ còn biết than: “Chỗ này thần linh rất thiêng, ta không trừ được, tất có ngày ta phải cuốn gói về nước thôi”. Cao Biền không biết Tản Viên chính là điểm khởi phát của trục Long Mạch thần đạo.

Trong quan niệm tâm linh của phương Đông thì “sơn bất tại cao, hữu thần tắc linh” (nghĩa là núi không phải chỉ do cao, cứ có thần (tiên) là núi thiêng). Từ quan niệm đó có thể dễ dàng cắt nghĩa vì sao Tản Viên thấp hơn núi Tam Đảo nhưng dân gian lại nói “Nhất cao là núi Tản Viên/Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”.

Empty

Vì thiêng nên sức lan tỏa của Tản Viên Sơn Thánh rất rộng lớn. Bởi thế dân gian mới xếp Thánh Tản đứng đầu trong bốn vị thánh bất tử ở Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Từ và Mẫu Liễu Hạnh...

Bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên ngày nay

Núi Tản Viên và thần núi Tản Viên là địa bàn quan trọng có quan hệ trực tiếp với Phong Châu cùng tín ngưỡng của người Việt – Mường cổ. Ngọn núi này nổi tiếng với 3 đỉnh là đỉnh Vua, Tản Viên và Ngọc Hoa. Núi Tản Viên còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn cao khoảng 1.227m. Chân núi có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh.

Empty

Đền Thượng hay còn gọi là Chính cung Thần điện, tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì ở độ cao 1.227m, thuộc địa phận xã Ba Vì. Theo truyền thuyết, đền Thượng có từ thời An Dương Vương. Đền nằm trên đỉnh núi thắt cổ bồng, có hình tròn như cái tán, gọi là núi Tản Viên hay núi Ngọc Tản. Lễ hội tại đền Thượng được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hàng năm. Nơi đây thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong nước và quốc tế về tham quan. Đồng thời nghiên cứu những giá trị văn hoá của cha ông để lại.

Empty

Tiếp đến là đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía tây Ba Vì (khoảng cốt 400m) thuộc xã Minh Quang. Đền Trung là ngôi đền có vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung có kiến trúc kiểu chữ Tam, là biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Thánh Tản Viên.

Cuối cùng là đền Hạ, hay còn gọi là Tây Cung, nằm dưới chân núi Tản trên bãi đất bằng phẳng ven bờ sông Đà thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa, nay là xã Minh Quang. Kiến trúc của đền Hạ cũng được làm theo kiểu chữ Tam. Tương truyền, thuở nhỏ, ba anh em Sơn Tinh đi từ Động Lăng Xương sang núi Ngọc Tản kiếm củi, nhiều hôm trời tối không về kịp, ba anh em phải đốn cây rừng dựng lều ngủ lại. Về sau nhân dân đã xây dựng một ngôi đền ngay tại nơi đó để tưởng nhớ ngài và gọi là đền Hạ. Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên.

Empty

Năm 2008, đền Thượng, đền Trung và đền Hạ được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây đền mới với quy mô lớn hơn, gồm có nhà thủ từ, nhà sắp lễ, nghi môn, am hóa vàng. Hai cột bên ngoài có đôi câu đối:

"Núi Tản tựa trời cao, ba đỉnh lừng danh từ vạn cổ

Sông Đà trừ thác dữ, một dòng rực sáng đến mai sau".

>> Việt Nam sở hữu một địa danh như "viên minh châu" của núi rừng Tây Bắc, được vinh danh là "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới" năm 2022

Ngọn núi linh thiêng phải leo 6.293 bậc mới lên tới đỉnh được ví như ‘cột chống trời’, là điểm đến gắn liền với câu ca dao quen thuộc của Việt Nam

Ngọn núi dài 20km được sử sách ghi nhận là "huyệt đạo" linh thiêng bậc nhất Việt Nam, mỗi năm đón hàng vạn du khách dịp “mở cổng trời”

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-an-ngon-nui-linh-thieng-vuong-khi-duoc-coi-la-son-to-cua-viet-nam-noi-tho-vi-than-dung-dau-trong-tu-bat-tu-d112017.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí ẩn ngọn núi linh thiêng vượng khí được coi là Sơn Tổ của Việt Nam, nơi thờ vị thần đứng đầu trong "Tứ bất tử"
    POWERED BY ONECMS & INTECH