Ngọn núi linh thiêng phải leo 6.293 bậc mới lên tới đỉnh được ví như ‘cột chống trời’, là điểm đến gắn liền với câu ca dao quen thuộc của Việt Nam

10-03-2024 15:03|Thanh Thanh

Được biết, ngọn núi thiêng này thường được các hoàng đế viếng thăm để cúng tế và thiền định từ thời nhà Chu trước năm 1.000 TCN.

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng được nghe câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Câu ca dao này được ông cha truyền từ lâu đời để giáo dục công sinh thành của bậc cha mẹ đối với con cái. Ngọn núi được nhắc đến trong câu ca dao chính là núi Thái Sơn - ngọn núi nổi tiếng linh thiêng của Trung Quốc.

Núi Thái Sơn có độ cao dao động từ 150m đến 1.545m

Núi Thái Sơn có độ cao dao động từ 150m đến 1.545m

Theo đó, núi Thái Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ngọn núi này có độ cao dao động từ 150m đến 1.545m với điểm cao nhất là đỉnh Ngọc Hoàng. Theo các ghi chép lịch sử, núi Thái Sơn là một nơi linh thiêng được các hoàng đế viếng thăm để cúng tế và thiền định từ thời nhà Chu trước năm 1.000 TCN. Tổng cộng có 72 hoàng đế đã được ghi nhận là đã đến đây.

Tổng diện tích của núi Thái Sơn hơn 420km2, nằm ở đồng bằng sông Hoàng Hà, miền Trung của tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Núi Thái Sơn bao gồm nhiều dãy núi hùng vĩ, vì vậy người xưa còn gọi ngọn núi này là “cột chống trời” và được xem như biểu tượng của nền văn minh, tín ngưỡng Trung Quốc cổ đại và cả đương đại.

Ngọn núi này còn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn”

Ngọn núi này còn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn”

Thái Sơn có núi non trập trùng, vách đá dựng đứng, rừng cây cổ thụ cứng cáp xanh tươi, những thác nước trong vắt tựa như những dòng suối ngọc chảy giữa đất trời lung linh huyền ảo. Bởi vậy nên nó thường được lấy làm cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Họ đến đây để sáng tác văn thơ, vẽ tranh và chụp ảnh.

Núi Thái Sơn được xem như biểu tượng của nền văn minh, tín ngưỡng Trung Quốc cổ đại và đương đại

Núi Thái Sơn được xem như biểu tượng của nền văn minh, tín ngưỡng Trung Quốc cổ đại và đương đại

Hành trình chinh phục núi Thái Sơn khoảng 7.200 bước với 6.293 bậc thang chính dẫn lên đỉnh núi, qua 11 cổng, 14 cổng vòm, 14 quán và 4 vọng lâu.

Cung đường nghìn bậc thang chinh phục núi Thái Sơn

Cung đường nghìn bậc thang chinh phục núi Thái Sơn

Đặc biệt từ trên đỉnh núi, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sông Hoàng Hà lấp lánh ánh vàng, những đám mây lãng đãng trên đỉnh núi phủ khắp Thái Sơn.

Sự hùng vĩ huyền ảo của ngọn núi thiêng Thái Sơn

Sự hùng vĩ huyền ảo của ngọn núi thiêng Thái Sơn

Trên đỉnh dãy núi này có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo khác bao gồm 20 quần thể kiến trúc, hơn 2.000 di tích lịch sử văn hóa, nhiều bút tích của các văn nhân.

Đỉnh Thái Sơn có rất nhiều đình đài miếu mạo và những công trình kiến trúc độc đáo

Đỉnh Thái Sơn có rất nhiều đình đài miếu mạo và những công trình kiến trúc độc đáo

Ngoài ra, ngọn núi này còn có hệ động thực vật phong phú. Thảm thực vật tại đây chiếm đến 79,9% diện tích với 989 loài, trong đó có 433 loài thân gỗ và phần còn lại là cây thân thảo với 462 loài dược liệu. Động vật có hơn 200 loài, trong đó có đến 122 loài chim. Mặc dù là một di sản thiên nhiên song núi Thái Sơn lại gắn liền với đời sống tâm linh và nhiều nét văn hóa, lịch sử của Trung quốc nên đã được UNESCO xếp vào danh sách Di sản hỗn hợp của thế giới năm 1987.

>> Nam thiên đệ lục động’ cao 20m gồm nhiều ngọn núi nối liền nhau, chứa hệ thống bia ma nhai độc nhất vô nhị được công nhận là Bảo vật quốc gia

Chinh phục đỉnh núi thiêng giữa biển có cái tên đầy ma mị: Là 1 trong 7 ngọn núi cao nhất trên đảo Hòn Sơn, vẻ đẹp được ví như ‘tiên cảnh chốn trần gian’

Khai quật phế tích trên ngọn núi thiêng từng có rồng xuất hiện, bảo vật nghìn năm tuổi từ thời nhà Lý lộ diện

Ngọn núi 'có lỗ hổng thông với trời đất' hiếm người biết bên trong Hoàng thành Thăng Long, là nơi chứa biểu trưng quyền lực cao nhất của Nhà nước phong kiến

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngon-nui-linh-thieng-phai-leo-6293-bac-moi-len-toi-dinh-duoc-vi-nhu-cot-chong-troi-la-diem-den-gan-lien-voi-cau-ca-dao-quen-thuoc-cua-viet-nam-d117663.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngọn núi linh thiêng phải leo 6.293 bậc mới lên tới đỉnh được ví như ‘cột chống trời’, là điểm đến gắn liền với câu ca dao quen thuộc của Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH