Bí ẩn về 'ngôi mộ chôn đứng’ kỳ lạ của Tổng đốc khét tiếng Nam Bộ một thời

07-03-2024 01:01|Thanh Thanh

Dù đã tồn tại hơn trăm năm nhưng màu sơn, kiến trúc của ngôi mộ vẫn còn nổi bật.

Trong khu đất Thánh của ngôi nhà thờ cổ Cái Bè, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè (Tiền Giang) có ngôi mộ lớn bằng đá trắng, chôn quan tài dựng đứng. Người đó là Tổng đốc Trần Bá Lộc. Sử sách ghi nhận, cuộc đời Trần Bá Lộc gắn liền với các vụ tàn sát đẫm máu liên quan đến những cuộc khởi nghĩa chống Pháp xâm lược ở Nam Kỳ. Cho đến khi chết, viên Tổng đốc này vẫn ngông cuồng đến mức bắt buộc mọi người phải chôn quan tài ông ta theo tư thế đứng, làm dấy lên rất nhiều thắc mắc suốt hơn 120 năm qua.

Chân dung Tổng đốc Trần Bá Lộc

Chân dung Tổng đốc Trần Bá Lộc

Được biết, Trần Bá Lộc mất năm 1899. Thi hài người chết được quàn đúng 100 ngày để hàng ngày có người đến viếng, được đãi tiệc heo bò rôm rả. Lúc động quan có lính bồng súng dàn chào đưa tới huyệt. Người dân Cái Bè không mặn mà với đám tang này bởi khi còn sống Trần Bá Lộc là tay sai cho Pháp và có quá nhiều tội ác với dân mình.

Ngôi mộ độc lá của Trần Bá Lộc được thiết kế theo dạng hình tháp cao chừng 4m trên khu đất rộng, xung quanh có hàng rào hình nhân rất lạ. Gần đỉnh tháp có bức tượng thiên thần chắp tay cầu nguyện và ở mặt trước ngôi mộ có bức tượng bán thân đắp nổi hình một người mặc quân phục, đầu trọc.

Ngôi mộ của Trần Bá Lộc

Ngôi mộ của Trần Bá Lộc

Dù đã tồn tại hơn trăm năm nhưng màu sơn, kiến trúc vẫn còn nổi bật. Chỉ có các bậc tam cấp bị phủ rêu đen. Bao quanh mộ có 12 trụ cột cao khoảng 60cm, được liên kết với sợi dây xích sắt lớn. Ở 4 mặt tháp có gắn 4 phiến đá ghi những thông tin liên quan đến người trong mộ bằng tiếng Pháp pha lẫn tiếng Việt. Phiến đá chính ghi: "Emmanuel Trần Bá Lộc, Tổng đốc Thuận Khánh". Bên dưới là các hàng chữ nhỏ đã mờ, rất khó đọc, như "thành viên Hội đồng tối cao Đông Dương, Bắc đẩu bội tinh. Sinh ở Cù lao Giêng tháng 2/1839. Mất tại Cái Bè ngày 26/10/1899”.

Tấm bia chính ở mặt trước ngôi mộ

Tấm bia chính ở mặt trước ngôi mộ

Một phiến đá khác ghi cụ thể những chức vụ mà đương sự từng đảm nhiệm trong thời gian làm tay sai cho Pháp trong gần 40 năm (từ 1861 - 1899). Bắt đầu từ lính rồi lên cai, đội ở Chợ Gạo và Mỹ Tho. Nhờ có công lớn trong các chiến dịch đàn áp khởi nghĩa ở Nam kỳ, Trần Bá Lộc được thăng tri huyện rồi tri phủ Kiến Phong, Đốc phủ sứ Cái Bè, Tổng đốc Thuận Khánh và cuối cùng là thành viên Hội đồng tối cao Đông Dương.

Sự thật về giai thoại này chưa được làm rõ chỉ có điều bia miệng về sự gian ác của Trần Bá Lộc để lại đến nay vẫn chưa hề mai một

Sự thật về giai thoại này chưa được làm rõ chỉ có điều bia miệng về sự gian ác của Trần Bá Lộc để lại đến nay vẫn chưa hề mai một

Trải qua hàng trăm năm, những ngôi mộ trong nghĩa trang này phần lớn đều là những người thuộc dòng tộc của Trần Bá Lộc. Đôi mộ trong hàng rào là của vợ chồng ông Trần Bá Phước - thân sinh thân mẫu của Trần Bá Lộc.

Những ngôi mộ trong nghĩa trang này phần lớn đều là những người thuộc dòng tộc của Trần Bá Lộc

Những ngôi mộ trong nghĩa trang này phần lớn đều là những người thuộc dòng tộc của Trần Bá Lộc

Ngôi mộ nằm kế cận là của Trần Bá Thọ, con trai ông. Nhiều người dân xung quanh kể lại, hiện dòng họ tại Việt Nam không còn ai. Có năm vào dịp Tết, có người ở tận Mỹ Tho về thuê người quét dọn. Vì thế, mộ thì còn đó nhưng người dân không ai màng tới bởi những gì mà họ đã gây ra cho người dân nơi này mãi mãi không thể nào quên được.

>> Phát hiện ‘hổ 2 đuôi’ cùng hàng nghìn món di vật văn hóa bên trong lăng mộ 3.000 tuổi, nhưng danh tính chủ nhân vẫn là một bí ẩn

Khám phá loạt lăng mộ cổ không rõ chủ nhân cực bí hiểm và linh thiêng ở Việt Nam

Lăng mộ cổ bất khả xâm phạm ẩn dưới lòng hồ, được bảo vệ bởi 3.000 thanh kiếm quý báu

Bí ẩn phía sau lăng mộ đá thời Lê Trịnh giữa lòng gò đất rộng 200m2 ở Thủ đô ít người biết

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-an-ve-ngoi-mo-chon-dung-ky-la-cua-tong-doc-khet-tieng-nam-bo-mot-thoi-d117465.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bí ẩn về 'ngôi mộ chôn đứng’ kỳ lạ của Tổng đốc khét tiếng Nam Bộ một thời
POWERED BY ONECMS & INTECH