Bất động sản

Biệt thự cổ hơn 130 tuổi mang dấu ấn Âu - Á nổi tiếng bậc nhất miền Tây: 'Chứng nhân lịch sử' cho mối tình xuyên lục địa

An Nhiên 16/07/2024 22:00

Căn biệt thự "độc nhất vô nhị" với ngoại thất kiểu Pháp và nội thất kiểu Hoa nổi tiếng bậc nhất miền Tây không chỉ được biết đến về độ xa hoa mà còn là "chứng nhân lịch sử" về mối tình lãng mạn giữa công tử nhà giàu và nữ nhà văn Pháp.

Biệt thự sở hữu nét đẹp hài hòa giữa nét kiến trúc Á Đông và phương Tây

Tọa lạc tại số 255A Nguyễn Huệ (phường 1, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), căn biệt thự được xây dựng từ năm 1895 trên khu đất hơn 2.000m2 tại trung tâm TP. Sa Đéc được biết đến là căn biệt thự xa hoa, nổi tiếng nhất miền Tây những năm thập niên 80.

Căn biệt thự có nền rộng 260m2 với kiến trúc gỗ truyền thống của người Hoa; được trùng tu và xây dựng thêm tường bao, hành lang theo kiến trúc Pháp vào năm 1917.

Khu biệt thự cổ Huỳnh Thủy Lê. Ảnh: Internet

Khu biệt thự cổ Huỳnh Thủy Lê. Ảnh: Internet

Biệt thự cho ông Huỳnh Cẩm Thuận - một thương gia người Hoa (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời tại Sa Đéc xây dựng; sau này con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lệ nhận quyền thừa kế và căn biệt thự từ đó được gọi là biệt thự Huỳnh Thủy Lệ.

Nhìn từ ngoài vào, căn nhà cổ mang kiến trúc La Mã Phục Hưng ở thế kỷ XVII. Ảnh: Internet

Nhìn từ ngoài vào, căn nhà cổ mang kiến trúc La Mã Phục Hưng ở thế kỷ XVII. Ảnh: Internet

Nhìn từ bên ngoài vào, căn nhà cổ mang lối kiến trúc La Mã Phục Hưng ở thế kỷ XVII với cổng vòm, hệ thống cột cùng các hoa văn và phù điêu hoa lá. Tuy nhiên, bên trong mở ra không gian nhà 3 gian truyền thống của người Việt.

>> Hiến 'kế' để 'cứu nguy' cho dự án cao tốc hơn 19.000 tỷ trước nguy cơ 'lỗi hẹn' về đích

Gạch men với hoa văn kiểu Pháp dùng để lát trong ngôi nhà đều được nhập từ Pháp về. Điểm đặc biệt là gian giữa của nền nhà được xây trũng với quan niệm về phong thủy tiền tài thường "chảy về chỗ trũng".

Gạch bông lát nhà được nhập khẩu từ Pháp. Ảnh: Internet

Gạch bông lát nhà được nhập khẩu từ Pháp. Ảnh: Internet

Phần cánh cửa, cột và bàn thờ đều được sơn son thếp vàng. Căn biệt thự được chia làm 3 gian, trong đó phần trước để thờ cúng, phía sau là 2 phòng ngủ 2 bên hông tạo thành lối đi rộng dẫn xuống nhà sau.

Đa số các nội thất, gạch bông, kính màu của ngôi nhà đều được nhập từ Pháp; phần kính màu được thiết kế vô cùng tinh xảo.

Hiện nay, đồ dùng trong căn biệt thự như tủ rượu, tivi đen trắng, giá sách, bộ bình trà, máy hát và đèn vẫn còn được lưu trữ.

Căn biệt thự cổ được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2009. Ảnh: Internet

Căn biệt thự cổ được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2009. Ảnh: Internet

Sau khi ông Thủy Lê qua đời, các con ông đều ra nước ngoài định cư và ngôi nhà đã được trưng dụng để làm trụ sở Đội Cảnh sát Kinh tế Công an thị xã Sa Đéc.

Đến năm 2007, tỉnh Đồng Tháp chính thức mở cửa khai thác ngôi nhà cổ để phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Năm 2008, căn biệt thự cổ này đã được cấp giấy chứng nhận là Di tích cấp tỉnh và được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2009.

Vài năm gần đây, căn biệt thự cổ Huỳnh Thủy Lê trở thành điểm tham quan du lịch hút khách bậc nhất tại TP. Sa Đéc khi mỗi ngày có khoảng 50-200 người tìm đến tham quan ngôi nhà, trong đó có hơn 80% là du khách nước ngoài.

"Chứng nhân sống" cho mối tình lãng mạn giữa chủ nhân biệt thự cổ với nữ nhà văn Pháp

Trở về Việt Nam sau chuyến du học Pháp năm 1929, ông Huỳnh Thủy Lê đã tình cờ gặp Margueritte Duras (15 tuổi) và rơi vào "tình yêu sét đánh".

Tuy nhiên, gia cảnh của 2 người đối lập nhau, trong khi ông là con nhà dòng dõi, giàu có thì Margueritte Duras lại là con của một góa phụ phá sản.

Bên ngoài căn biệt thự cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc của Pháp. Ảnh: Internet

Bên ngoài căn biệt thự cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc của Pháp. Ảnh: Internet

Bất chấp nghịch cảnh, cả hai lao vào tình yêu, dọn về sống chung một mái nhà. Khi ông Huỳnh Thủy Lê ngỏ ý cưới Margueritte Duras đã bị gia đình phản đối kịch liệt.

Cha ông không chấp nhận cô con dâu ngoại quốc, nghèo nàn lại còn dễ dãi sống chung với con ông trước khi được cưới hỏi đàng hoàng, ngoài ra, ông cũng đã sắp xếp hôn ước cho con trai mình với một con gái của gia đình quyền thế khác.

Ông bà Huỳnh Thủy Lê - chủ nhân của căn biệt thử cổ. Ảnh: Internet

Ông bà Huỳnh Thủy Lê - chủ nhân của căn biệt thử cổ. Ảnh: Internet

Trước áp lực phản đối của gia đình, Huỳnh Thủy Lê và Margueritte Duras đã chia tay ngay giữa thời điểm tình yêu của họ đang thăng hoa nhất. Margueritte Duras đã buồn bã và đau khổ trở về Pháp.

Sau đó không lâu, Huỳnh Thủy Lê lấy vợ theo sự sắp đặt của gia đình còn Margueritte Duras đã viết nên cuốn tiểu thuyết đình đám "Người tình" dựa trên chính mối tình ngang trái của mình.

Bộ phim

Bộ phim "Người tình" lấy ý tưởng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên nói về mối tình của ông Huỳnh Cẩm Thuận và nữ nhà văn Pháp. Ảnh: Internet

Cuốn tiểu thuyết này được xuất bản năm 1984 và được dịch ra 43 thứ tiếng và dành giải Goncourt - giải thưởng văn học danh giá của Pháp.

Tiểu thuyết "Người tình" đã được đạo diễn Jean - Jacques Annaud chuyển thể thành bộ phim cùng tên và nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý, lấy đi nước mắt của không ít khán giả.

Theo ông Trần Minh Sưởng - cán bộ quản lý ngôi biệt thự hiện tại, chính bộ phim và tác phẩm văn học đã đưa hàng vạn khách nước ngoài đến ngôi nhà để trải nghiệm không gian lãng mạn, tưởng tượng những phút giây đẹp mà cặp tình nhân từng trải qua.

>> Cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam sắp được 'đại trùng tu' để đón tàu 55.000DWT giảm tải

Tỉnh ở miền núi sắp xây dựng sân bay chuẩn quốc tế sẽ có thêm 6 dự án phát triển công nghiệp nghìn tỷ

Tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam sắp đón thêm thành phố mới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/biet-thu-co-hon-130-tuoi-mang-dau-an-au--a-noi-tieng-bac-nhat-mien-tay-chung-nhan-song-cho-moi-tinh-xuyen-luc-dia-d127860.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Biệt thự cổ hơn 130 tuổi mang dấu ấn Âu - Á nổi tiếng bậc nhất miền Tây: 'Chứng nhân lịch sử' cho mối tình xuyên lục địa
POWERED BY ONECMS & INTECH