Mặc dù đỉnh điểm cơn sốt đầu tư tiền điện tử (Crypto) đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, nhưng cảm giác "ngồi trên đống lửa" vẫn tồn tại đâu đó...
"Khó nhằn" với Bitcoin và DeFi
Sự thiếu hụt giá trị trong thế giới thực của DeFi đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sự tham gia của các nhà đầu tư, và đây chẳng khác gì điểm yếu chí mạng trong bối cảnh tiền điện tử vẫn chưa thể thay thế tài chính truyền thống.
Nhiều người đã đưa ra phép so sánh Bitcoin (BTC) với vàng kỹ thuật số, nhưng vàng có các trường hợp sử dụng khá ngoài việc đặt trong két an toàn ngân hàng, chẳng hạn như ứng dụng trong ngành trang sức đến điện tử.
Và mặc dù nó không bao giờ có thể tái tạo cú hích như Bitcoin, nhưng vàng có tính ổn định và được xem như hàng rào chống lạm phát trong rất nhiều thế kỷ qua.
Không gian DeFi, tiền điện tử nếu muốn phát triển thì phải tìm ra cách từ bỏ tâm lý đầu cơ, chộp giật như hiện tại và nhìn vào viễn cảnh xa hơn, tìm cách thiết lập một chỗ đứng lớn hơn trong nền kinh tế và quy trình vận hành của thế giới.
Ngành công nghiệp Blockchain phải thử nghiệm với các trường hợp sử dụng thực tế, hướng tới việc cạnh tranh với các dịch vụ tài chính khác trên thị trường truyền thống bên cạnh việc thúc đẩy không gian Blockchain như hiện nay.
Nhìn lại những cú "sập hầm" năm qua
Quỹ 3AC - Three Arrows Capital được thành lập năm 2012, nổi lên với nhiều thương vụ đầu tư giá trị lớn vào tài sản kỹ thuật số. Năm 2021, Quỹ còn gây sốc khi mua gần 39 triệu cổ phiếu do Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) phát hành - số cổ phiếu này thời điểm đó có giá 1,3 tỷ USD Bitcoin. Đây là thương vụ mua tiền số lớn nhất từng được ghi nhận.
Hồi đầu năm 2022, Quỹ 3AC còn công bố đang quản lý khoảng 10 tỷ USD tài sản. Thế nên, việc họ tuyên bố vỡ nợ trong bối cảnh hiện nay đã đẩy cuộc khủng hoảng thanh khoản trong hệ sinh thái tiền điện tử thêm sâu sắc.
Sự sụp đổ của 3AC đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều công ty khác trong không gian tiền số, đặc biệt là những đơn vị mà quỹ đầu cơ này đã vay với số tiền khổng lồ. Đơn cử, Sàn giao dịch Voyager Digital đang nắm giữ 685 triệu USD tài sản tiền số, đã phải gánh chịu hậu quả sau khi 3AC không trả được nợ.
Trước đó, sự sụp đổ của TerraUSD (UST) cũng đã làm rung chuyển niềm tin trong lĩnh vực tiền điện tử và đẩy nhanh đà trượt giá của các loại tiền kỹ thuật số.
Bitcoin có nguy cơ thủng đáy sâu hơn
Giá của Bitcoin và Ether chạm đáy hồi tháng 6 và dần cho thấy dấu hiệu hồi phục. Từ vùng đáy 19.000 USD hồi giữa tháng 6, Bitcoin bật tăng về mốc 24.000 USD tuần trước. Ether thậm chí còn ấn tượng hơn khi tăng 106% từ đáy 880,93 USD. Đó là vì người chơi hi vọng FED sẽ nới lỏng các chính sách tiền tệ của mình về cuối năm.
Tuy nhiên, hi vọng ấy dần tan biến và nỗi sợ xuất hiện trở lại khi FED có thể vẫn duy trì quan điểm cứng rắn lâu hơn dự tính. Có khả năng FED sẽ điều chỉnh lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
Nỗi lo lãi suất tăng khiến giới phân tích dự đoán các tài sản kỹ thuật số sẽ thất thế cho đến khi cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) diễn ra vào tháng 9.
Các yếu tố vĩ mô bên ngoài cũng không ủng hộ tiền số. Sự bất ổn gia tăng đẩy giá đồng USD tăng mạnh từng ngày. Theo các chuyên gia, tâm lý tiền mã hóa được dự báo giảm cùng với sự sụt giảm của thị trường cổ phiếu trong và ngoài nước.
Hàng loạt sàn giao dịch tiền ảo bị "sờ gáy"
Gần đây, khách hàng của 16 sàn giao dịch tiền ảo lớn tại Hàn Quốc có nguy cơ "bay" tài khoản vĩnh viễn do cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc đã chặn 16 sàn giao dịch tiền ảo chưa đăng ký này.
Theo đó, 16 công ty bị phát hiện có hành vi hoạt động kinh doanh nhắm mục tiêu nhắm mục tiêu đến khách hàng Hàn Quốc thông qua trang web bằng tiếng Hàn và các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng. Tất cả các hoạt động này đều thuộc Đạo luật Báo cáo Giao dịch Tài chính.
Các nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt đầu tăng cường các cuộc thăm dò của họ trong ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước sau khi Terra sụp đổ 40 tỷ USD vào tháng 3/2022.
Ngày 23/8/2022, Ủy ban Chứng khoán Ontario Canada (OSC) đã cảnh báo người tiêu dùng về việc một nhóm sàn giao dịch tiền ảo bao gồm KuCoin và các công ty con đã không đăng ký giao dịch tại quốc gia này.
Đáng chú ý, cảnh báo mới của OSC đối với KuCoin bao gồm 13 tổ chức là cảnh báo thứ 2 trong tháng 8 này.
DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.
Nói dễ hiểu hơn, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở, mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
Khách hàng của 16 sàn giao dịch tiền ảo tại Hàn Quốc có nguy cơ "bay" tài khoản vĩnh viễn
Tỷ phú đứng sau quỹ đầu cơ thành công nhất mọi thời đại hối hận khi không mua Bitcoin sớm hơn
Chơi Bitcoin đến 'cháy tài khoản', Chủ tịch trộm gần 2 tỷ đồng từ quỹ công đoàn