Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị yêu cầu giải quyết dứt điểm những tồn tại kéo dài ở các ngân hàng thương mại yếu kém.
Mới đây, đại diện Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 27 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo chỉ thị, Bộ Chính trị yêu cầu cần phải giải quyết dứt điểm các tồn tại kéo dài ở những ngân hàng thương mại yếu kém.
Bộ Chính trị cho rằng, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia.
Ngoài những ngân hàng yếu kém, Bộ Chính trị cũng chỉ đạo phải xử lý dứt điểm những tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn, dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng và sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Chính trị yêu cầu giải quyết dứt điểm các ngân hàng yếu kém |
Đồng thời, Bộ Chính trị ghi nhận trong những năm qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã tạo được chuyển biến tích cực. Các cấp, nhất là người đứng đầu nghiêm túc quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa sâu sắc, đầy đủ. Chính sách, pháp luật, nhất là chế độ quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, đấu thầu, quản lý vốn, tài sản nhà nước chưa hoàn thiện, còn bất cập.
Ngoài nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý nhà nước, Bộ Chính trị cũng yêu cầu các cấp phải quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi.
Thống đốc NHNN: Năm 2024 sẽ xử lý ngân hàng yếu kém và các khoản nợ xấu gia tăng
Ngân hàng yếu kém bị phá sản, liệu người gửi tiền có mất trắng?