Doanh nghiệp A-Z

Bộ Công Thương siết thuế thép HRC nhập khẩu, loạt doanh nghiệp trong nước lập tức điều chỉnh giá bán

Ánh Nguyệt 23/02/2025 09:15

Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đã thông báo điều chỉnh giá bán với mức tăng cao nhất lên đến 1.000 đồng/kg.

Mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc theo đơn kiện của Hòa Phát và Formosa. Mức thuế dao động từ 19,38% đến 27,83%, nhằm hạn chế thép HRC giá rẻ tràn vào Việt Nam, bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu.

Ngay sau động thái này, nhiều doanh nghiệp thép trong nước đã phát đi thông báo điều chỉnh giá bán. Công ty TNHH Tôn Hòa Phát sẽ tăng 300 đồng/kg đối với các sản phẩm tôn mạ màu, tôn mạ lạnh, tôn mạ kẽm từ ngày 26/2/2025. Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng tiến hành nâng giá bán, trong đó tôn mạ và ống thép kẽm mạ tăng 100 đồng/kg, còn thép dày mạ tăng 200 đồng/kg, áp dụng tại miền Trung và miền Nam từ cùng ngày.

Ngoài ra, một số công ty thép khác như CTCP Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, CTCP Kim khí Nam Hưng cũng dự kiến điều chỉnh giá bán theo diễn biến giá HRC từ Hòa Phát. Trong khi đó, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sắt thép Ánh Hòa và CTCP Thép Việt Thành Long An đã tăng 1.000 đồng/kg từ ngày 22/2/2025.

Bộ Công Thương siết thuế thép HRC nhập khẩu, loạt doanh nghiệp trong nước lập tức điều chỉnh giá bán
Tôn Hòa Phát thông báo điều chỉnh giá bán sau động thái của Bộ Công Thương

Đánh giá tác động về quyết định của Bộ Công Thương, SSI Research cho rằng mức thuế trên 19% đủ để tác động đáng kể đến xu hướng nhập khẩu thép HRC từ Trung Quốc - vốn đã tăng mạnh trong năm qua nhờ mức giá thấp hơn thị trường từ 5 - 8%.

Đối với Hòa Phát (HPG), việc bổ sung công suất HRC trong năm 2025 diễn ra đúng thời điểm lệnh áp thuế có hiệu lực giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cạnh tranh và đảm bảo đầu ra cho dự án Dung Quất giai đoạn 2. Cần nhấn mạnh rằng, trước khi chính sách thuế quan này được áp dụng, HPG đã trải qua chuỗi 4 quý liên tiếp suy giảm sản lượng tiêu thụ HRC.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp hạ nguồn như tôn mạ có thể chịu áp lực từ giá nguyên liệu đầu vào khi HRC nhập khẩu từ Trung Quốc không còn rẻ như trước. Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu hồi phục chậm, việc chi phí đầu vào tăng cao có thể khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này tiếp tục bị thu hẹp.

>> Hòa Phát (HPG) đứng trước 'cơ hội vàng' nhờ đại dự án 85.000 tỷ và thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc

Bước đi chiến lược để nâng hạng TTCK Việt Nam, mở đường thu hút dòng vốn ngoại

Việt Nam kích hoạt dự án 21.000 tỷ đồng, được xem là 'bình ắc quy khổng lồ' cho điện hạt nhân và năng lượng tái tạo

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bo-cong-thuong-siet-thue-thep-hrc-nhap-khau-loat-doanh-nghiep-trong-nuoc-lap-tuc-dieu-chinh-gia-ban-278015.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bộ Công Thương siết thuế thép HRC nhập khẩu, loạt doanh nghiệp trong nước lập tức điều chỉnh giá bán
    POWERED BY ONECMS & INTECH