Doanh nghiệp

Các điểm cần chú ý trong dự thảo về Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Tư vấn chuyên môn bởi Công ty CP MISA 16/09/2024 - 15:21

Ngày 10/06/2024, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo 2 – Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Theo thông tin trên MISA AMIS - phần mềm quản lý doanh nghiệp hợp nhất của Công ty CP MISA, có một số điểm cần lưu ý trong nội dung dự thảo Thông tư thay thế thông tư 200/ 2014/TT-BTC, gồm

Các điểm cần chú ý trong dự thảo về Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp - ảnh 1

Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn mới về chế độ kế toán doanh nghiệp

Các chuyên gia MISA AMIS - phần mềm quản lý doanh nghiệp hợp nhất của Công ty CP MISA tổng hợp các điểm thay đổi cần chú ý trong dự thảo về Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC.

  1. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán: Doanh nghiệp được phép tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán, đảm bảo đầy đủ nội dung theo luật và phù hợp hoạt động của đơn vị. Nếu không tự thiết kế, doanh nghiệp phải sử dụng biểu mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác phải tuân theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó. Khi sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện thay vì phải được Bộ Tài chính chấp thuận tại Thông tư 200.
  2. Hệ thống tài khoản kế toán: Thay đổi quy định tại một số tài khoản, thay đổi tên & số hiệu một số tài khoản, bổ sung thêm một số tài khoản, các tài khoản đầu 0.
  3. Điều chỉnh phân loại tài sản và nợ ngắn hạn, dài hạn trên báo cáo tài chính: Dự thảo Thông tư mới quy định phân loại tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính. Tài sản ngắn hạn là tài sản dự kiến thu hồi, bán hoặc sử dụng trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường, được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại, bao gồm tiền hoặc tương đương tiền. Nợ phải trả ngắn hạn là nợ dự kiến thanh toán trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường, được nắm giữ chủ yếu vì mục đích kinh doanh và doanh nghiệp không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán. Tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
  4. Thay đổi một số nội dung của Báo cáo tài chính: Dự thảo sửa đổi một số nội dung trong Báo cáo tài chính, bao gồm đổi tên "Bảng cân đối kế toán" thành "Báo cáo tình hình tài chính", bỏ một số chỉ tiêu, sửa đổi quy định về chỉ tiêu 134, bổ sung các chỉ tiêu mới như 124, 135, 213, 313, 320, 333 và chuyển chỉ tiêu 343 xuống mục 419 của Vốn chủ sở hữu. Những thay đổi này nhằm mục đích cập nhật và nâng cao tính minh bạch, rõ ràng cho Báo cáo tài chính.

Hiện nay, Bộ tài chính vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Thông tư thay thế thông tư 200, dự kiến sẽ mang đến những thay đổi đối với hoạt động kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Vừa được tăng lương lên mức cao nhất gần 18 triệu đồng/tháng, công chức kế toán tiếp tục đón 'tin vui'

Đề xuất 2 chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Các điểm cần chú ý trong dự thảo về Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS & INTECH