Việt Nam là một trong những thị trường có lượng cá nhân đầu tư tiền ảo rất lớn.
Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước
Tại Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại hội nghị, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng hợp đầy đủ và nghiên cứu tiếp thu, rà soát để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật.
Về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng quy định rõ định nghĩa về tài sản bảo đảm phù hợp, thống nhất với Bộ luật Dân sự và các luật liên quan.
Về đối tượng báo cáo, các đại biểu Quốc hội cũng nêu một số những đối tượng báo cáo trong đó đề cập đến tài sản ảo.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành cũng đã có đề xuất thể hiện trong dự thảo ban đầu quy định đối tượng báo cáo về kinh doanh tài sản ảo.
Tuy nhiên qua rà soát các quy định của pháp luật cho thấy, hệ thống pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý cấp phép chính tài sản ảo.
Vì vậy, trong quá trình soạn thảo, các cơ quan kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội phương án giao cho Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết.
Luật Phòng chống rửa tiền chỉ quy định về biện pháp phòng, chống…còn liên quan đến luật nguồn, tài sản nguồn sẽ được quy định ở các luật khác và trước mắt là giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể.
Về các dấu hiệu đáng ngờ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, trong quá trình dự thảo, Ngân hàng Nhà nước đã có tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện bổ sung.
Về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền giao Ngân hàng Nhà nước là đầu mối trong phòng chống rửa tiền nhưng thực tế các giao dịch phát sinh rất nhiều trong đó có nhiều giao dịch và trực thuộc các bộ, ngành quản lý.
Do đó, dự thảo Luật đã đưa ra quy định liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối là Ngân hàng Nhà nước, rà soát bổ sung một số trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Để nhận diện những hệ lụy, rủi ro của các tổ chức, cá nhân tham gia chơi hay kinh doanh tiền ảo, ngay từ tháng 2/2014, trên cơ sở nghiên cứu quy định của các nước xác định tiền ảo như Bitcoin, NHNN đã có thông báo rộng rãi cho mọi đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này.
Tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam
Đại biểu Dương Văn Phước, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam phát biểu, đối với vấn đề lợi dụng tiền ảo để rửa tiền tài trợ khủng bố, hiện nay Nhà nước chưa công nhận tiền ảo, tuy nhiên, hiện nay Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong mười nước tham gia đông.
Đây là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền.
Đại biểu nêu rõ, thời gian gần đây liên tiếp có những đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn đều sử dụng tiền ảo. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng, tiền ảo và tài sản ảo vẫn lọt lưới do các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền chưa quy định về vấn đề này.
Do đó, việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật là hết sức cần thiết, không chỉ đáp ứng các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền trên thế giới mà còn nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong nước, không để công nghệ tài chính bị lợi dụng để rửa tiền tham nhũng, khủng bố.
Tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi không đúng với pháp luật hiện hành.
Tăng tiền lương đóng BHXH trong doanh nghiệp từ 1/7/2025?
TỔNG THUẬT: Nội dung hỏi đáp tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11