Cảnh báo rủi ro từ việc các ngân hàng vội vàng cắt giảm lãi suất
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên cắt giảm lãi suất quá sớm do nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
Khuyến nghị trên được được trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đang cân nhắc thúc đẩy nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trong báo thường niên, BIS cho biết nền kinh tế toàn cầu dường như đang "hạ cánh" thuận lợi khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và đà tăng trưởng vẫn được duy trì.
Tuy nhiên, ngân hàng nay kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nên xem xét thận trọng trước khi nới lỏng chính sách do nguy cơ bùng phát trở lại trong một số lĩnh vực, như dịch vụ, cũng như cần phải duy trì một số chính sách nhằm đối phó với các trường hợp suy thoái đột ngột.
Cơ quan này khuyến nghị các quốc gia cần thắt chặt chính sách tài khóa nhằm hạn chế áp lực từ lạm phát.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã nhận nhiều chỉ trích do phản ứng chậm trước gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch vào năm 2021 và giá năng lượng tăng vọt vào năm 2022, khiến lạm phát đạt mức tăng kỷ lục.
Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens đánh giá cao động thái thắt chặt tiền tệ sau đó của các ngân hàng trung ương với việc cho rằng đây là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn đà tăng của lạm phát.
Trước việc nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu nới lỏng chính sách, BIS cảnh báo điều này sẽ khiến lạm phát quay trở lại. ECB bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 trong khi Fed dự kiến sẽ hạ lãi suất sau tháng 9.
Dù đã giảm liên tục trong thời gian gần đây, lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương trên toàn cầu, bao gồm cả ở Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu.
“Để điều trị một căn bệnh, bạn phải thưc hiện đầy đủ các bước để tránh việc tái phát trở lại. Cuộc chiến chống lạm phát cũng cần phải thực hiện theo cách tương tự ” – ông Carstens trả lời với báo giới.
Quan chức này nhấn mạnh một số thách thức cản trở mục tiêu hạ cánh mềm, như: tài chính công yếu, tăng trưởng năng suất thấp và lạm phát dai dẳng.
BIS cũng cảnh báo những nguy cơ đối với hệ thống tài chính, đặc biệt là mức nợ công toàn cầu cao và giá bất động sản thương mại giảm. Nhận thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của mức nợ công cao đối với sự ổn định của nền tài chính, BIS khuyến nghị chính phủ cần phải có chính sách ứng phó kịp thời.
Ngân hàng này nhận định bất động sản thương mại là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro do đang phải đối mặt với những thách thức dai dẳng.
IMF kêu gọi Fed 'kiên nhẫn' để kiềm chế lạm phát, chờ 'bằng chứng rõ ràng' trước khi hạ lãi suất
Thước đo lạm phát ưa thích của Fed tăng yếu nhất trong hơn 3 năm, Fed có thể sắp cắt giảm lãi suất?