Theo kế hoạch ban đầu, giai đoạn một của dự án chỉ đầu tư 2 làn xe và đầu tư thêm 2 làn sau năm 2025 nhưng Thủ tướng đã có chỉ đạo cho phép triển khai ngay 4 làn xe, yêu cầu hoàn thành toàn bộ trong năm 2023.
Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ có tổng chiều dài 40,2m với điểm đầu kết nối với nút giao IC9 cao tốc Nội Bài - Lào Cai (TX. Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), điểm cuối giao với QL 2 thuộc xã Lưỡng Vượng (TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Được khởi công từ tháng 2/2021 và chính thức thông xe vào 24/12/2023, sau gần 3 năm thi công. Đoạn cao tốc qua Tuyên Quang dài hơn 11km và phần lớn cao tốc chạy qua Phú Thọ với chiều dài gần 29km.
Theo như dự kiến ban đầu, trong giai đoạn 1, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ sẽ gồm 2 làn, hoàn thành trong quý III/2023, giai đoạn 2 sẽ triển khai sau năm 2025.
Tuy nhiên, sau chuyến thị sát của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào 1/2023, người đứng đầu Chính phủ nhận định đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa quan trọng, tương lai sẽ kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Hà Giang nên đã quyết định cho phép triển khai ngay 4 làn xe và yêu cầu hoàn thành toàn bộ trong năm 2024.
Giữa bối cảnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Giang đều là những tỉnh còn nhiều khó khăn, việc đầu tư cho tuyến đường sẽ giúp rút ngắn quãng đường còn khoảng 40km, đồng thời mở ra không gian phát triển mới. Do đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng nếu chỉ đầu tư 2 làn xe thì hiệu quả không cao và không đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Thủ tướng Chính phủ sau đó đã yêu cầu các cơ quan liên quan và tỉnh Tuyên Quang và Phú thọ cần thực hiện các quy trình cũng như thủ tục nhanh nhất có thể để điều chỉnh chủ trương dự án theo hướng đầu tư ngay để hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe, đồng bộ và hiện đại với vận tốc tối đa 120km/h, không đợi tới năm 2025.
Theo đó, trong quá trình thi công, dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đã được điều chỉnh, bổ sung khoảng 500 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư lên 3.753 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ được thiết kế cùng dải phân cách cứng ở giữa với vận tốc 90km/h, quy mô nền đường mở rộng 17m, mặt đường hoàn chỉnh có thể khai thác được tốc độ tối đa 100-120km/h. Hiện nay, tuyến chưa có làn dừng khẩn cấp nên hạn chế tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông.
Đoạn cao tốc này đi qua những vùng đồi núi, đồng ruộng với lượng dân cư thưa thớt. Điều này giúp giảm được chi phí đền bù giải phóng mặt bằng nhưng lại đòi hỏi công sức xẻ núi, băng rừng. Toàn tuyến có 44 hầm chui dân sinh cùng các nút giao với Quốc lộ 2D, Quốc lộ 70, Tỉnh lộ 314B, Quốc lộ 2 và Tỉnh lộ 315.
Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ thông xe được xem là bệ phóng giúp thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp nổi bật như Khu công nghiệp Phú Hà (nằm cạnh nút giao IC9) hay dự án Flamingo Heritage Tân Trào City.
Đây cũng được xem là tuyến cao tốc nghìn tỷ đầu tiên đến tỉnh Tuyên Quang, giúp rút ngắn 1/3 thời gian di chuyển từ trung tân TP. Tuyên Quang đi trung tâm Hà Nội, từ 3 giờ hiện nay xuống còn 2 giờ, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc.
>> Từ năm 2024, người sử dụng đất muốn làm sổ đỏ cần đóng 6 khoản phí bắt buộc này
Lộ diện 'tay to' duy nhất đầu tư cho dự án KĐT 1.155 tỷ đồng tại Bắc Giang
Những dự án nào sắp giúp khu vực Đồng bằng sông Hồng 'thay áo mới'?