Xã hội

Cây cầu bất ngờ gãy sập đúng giờ cao điểm, hàng chục phương tiện rơi xuống sông, chính quyền điều phối giao thông khẩn cấp

Vĩ Hạ 09/09/2024 22:18

Theo ước tính, 31 người đã thiệt mạng sau vụ gãy cầu này, trong đó có cả học sinh, sinh viên đang trên đường trở về nhà và người nước ngoài.

Ngày 21/10/1994, một thảm họa kinh hoàng đã xảy ra tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Cây cầu Seongsu bắc qua sông Hàn bất ngờ gãy sập vào giờ cao điểm buổi sáng, giữa lúc các phương tiện đang lưu thông. Sự cố đã trở thành một trong những tai nạn sập cầu tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản.

Vào buổi sáng định mệnh đó, cầu Seongsu dài 1.160m, nối liền hai quận Seongdong và Gangnam của Seoul - không thể chịu nổi sức nặng của dòng phương tiện dày đặc đang lưu thông. Đốt cầu ở giữa, nằm giữa trụ cầu thứ 10 và thứ 11, vốn là điểm yếu nhất trong cấu trúc, đã bất ngờ gãy rời và rơi xuống sông Hàn, cuốn theo hàng loạt phương tiện đang di chuyển trên đó.

Theo thống kê, thảm họa đã cướp đi sinh mạng của 31 người và làm 17 người khác bị thương. Sự cố này không những gây ra mất mát to lớn về mặt con người mà còn là cú sốc đối với toàn bộ đất nước Hàn Quốc. Một khoản phí khổng lồ được chi ra để đền bù thiệt hại cho gia đình những người xấu số trong thảm kịch này.

sap_cau_seongsu_qflv.png
Vụ sập cầu Seongsu đã trở thành một trong những thảm họa kinh hoàng của Hàn Quốc

Sau sự cố, cuộc điều tra đã chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa là do việc sử dụng thép kém chất lượng trong quá trình xây dựng cầu. Mặc dù đã có những dấu hiệu cảnh báo từ trước như các vết nứt xuất hiện trên cầu, nhưng những phản ứng kịp thời để ngăn ngừa thảm kịch đã không được thực hiện. Thảm họa đến một cách đột ngột và không ai có thể lường trước được mức độ nghiêm trọng của nó.

Ngoài ra, việc lưu lượng giao thông qua cầu tăng nhanh từ năm 1993 - sau khi chính quyền mở đường cao tốc nối liền cầu Seongsu và khu vực phía Đông Seoul cũng được xem là một nguyên nhân khác. Cây cầu đã không được cải tạo, sửa chữa để đáp ứng nhu cầu tăng cao về giao thông, dẫn đến tình trạng quá tải và cuối cùng gây ra sự cố.

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền thành phố đã nhanh chóng thành lập trung tâm ứng phó khẩn cấp, triển khai các biện pháp cứu hộ trên cả đường bộ và dưới sông. Cầu Seongsu được đóng cửa và giao thông qua khu vực này được điều phối lại để đảm bảo an toàn.

Ban đầu, có kế hoạch sửa chữa cầu Seongsu nhưng do những khuyết điểm nghiêm trọng trong kết cấu, chính quyền đã quyết định phá bỏ và xây dựng lại cây cầu từ đầu. Thiết kế mới của cây cầu được hoàn thành vào ngày 15/8/1997, đến năm 2004, sau khi hoàn tất các hạng mục mở rộng, công trình chính thức đi vào hoạt động trở lại.

Sự cố sập cầu Seongsu đã trở thành bài học đắt giá không chỉ với Hàn Quốc mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới về việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu giao thông và hạ tầng không ngừng gia tăng.

>> Nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Sập cầu Phong Châu, các phương tiện đi lại như thế nào?

Đã cứu được 4 người trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/cay-cau-bat-ngo-gay-sap-dung-gio-cao-diem-hang-chuc-phuong-tien-roi-xuong-song-chinh-quyen-dieu-phoi-giao-thong-khan-cap-126595.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cây cầu bất ngờ gãy sập đúng giờ cao điểm, hàng chục phương tiện rơi xuống sông, chính quyền điều phối giao thông khẩn cấp
POWERED BY ONECMS & INTECH