Cây cầu nhiều lần gãy nhịp nhất Việt Nam từng mang tên vua, chúa, Thủ tướng

29-04-2024 07:48|Thùy Dung

Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên bắc ngang qua dòng sông thơ mộng nhất xứ cố đô.

Một trong những cây cầu đầu tiên tại Đông Dương

Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, nằm ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép (Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là những cây cầu ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững).

Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế

Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành. Như vậy, cầu Trường Tiền có tuổi nhiều hơn cầu Long Biên ở Hà Nội (1899-1902) - cây cầu thép nổi tiếng về quy mô, lớn nhất Đông Dương và châu Á thời bây giờ.

Khi hoàn thành, cầu Trường Tiền có cấu trúc 6 nhịp với tổng chiều dài cầu 401m, bề ngang lòng cầu 6m20, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim. Các vòm nhịp cầu có dạng hình bán nguyệt rất điệu đà duyên dáng. Toàn bộ hình dáng đó của cây cầu về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Chi phí xây cầu hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Từ khi ra đời, cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: Cầu Thành Thái (tên Vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hóa giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.)… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn. Trước khi cầu Trường Tiền được xây dựng, nơi đây có một bến đò ngang cũng mang tên Trường Tiền.

Cây cầu được xây dựng với quy mô hoành tráng bậc nhất Đông Dương ở thời điểm bấy giờ

Cây cầu được xây dựng với quy mô hoành tráng bậc nhất Đông Dương ở thời điểm bấy giờ

Nhận xét về độ hoành tráng và kỳ công của cây cầu này, nhà văn Bửu Ý đã từng nhận xét: "Có thể nói Nhà thầu Eiffel của Pháp đã bỏ nhiều công sức trong việc thiết kế và thi công cầu Trường Tiền. Hình dáng cây cầu với màu nhũ bạc của buổi đầu xây dựng đã tô điểm thêm vẻ đẹp của dòng Hương".

Cây cầu nhiều lần gãy nhịp nhất Việt Nam

Kể từ khi Trường Tiền hoàn thành vào năm 1899, người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương. "Đây có lẽ là cây cầu nhiều lần gãy nhịp và được dựng lại nhất ở Việt Nam", nhà văn Bửu Ý nói.

IMG_9662
Người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương

Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây - cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền và nhà thầu hết sức tự hào.

Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn - 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 nhịp thì tới 4 nhịp bị hất văng xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại và mặt cầu đổ bê tông thay vì lót gỗ lim như trước.

IMG_9663
Mưa bão đã khiến cầu Trường Tiền bị hất văng

Đến năm 1937, dưới thời vua Bảo Đại, chính quyền tu sửa cầu Trường Tiền với quy mô lớn, đặc biệt là xây dựng thêm hành lang phía ngoài cho người đi bộ, đi xe đạp và 10 vị trí bao lơn ngắm cảnh.

Ngày 19/12/1946, theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của ta, cầu Trường Tiền đã bị giật sập để chặn bước quân Pháp. Lúc 2 giờ sáng, một tiếng nổ kinh hoàng làm rung chuyển cả thành phố. Cầu Trường Tiền tại vị trí nổ bị nâng lên cao, sau đó sập xuống, lệch với nhịp tiếp giáp đến 3m. Đây cũng là sự kiện đánh dấu cuộc kháng chiến ở Cố đô Huế đã bắt đầu.

IMG_9665
Cầu Trường Tiền đổ sập do chiến tranh

Mãi đến năm 1953, việc tái thiết nguyên dạng cầu mới được thực hiện. Nhưng đến 13 năm sau, mùa xuân Mậu Thân, cầu Trường Tiền một lần nữa bị giật sập trong chiến tranh. Đêm 7/2/1968, một tấn thuốc bom đã làm sập nhịp cầu số 4, phá hủy hoàn toàn trụ cầu thứ 3. Sau đó, một chiếc cầu phao lát gỗ theo kiểu dã chiến được dựng lên tại vài cầu số 3 và số 4.

>> Cây cầu nằm trước xưởng đúc tiền 3 lần bị đánh sập: Do vua Nguyễn đặt viên đá xây dựng đầu tiên, suốt 26 năm mang tên một vị Thủ tướng Pháp

Thành phố lớn nhất Việt Nam cấm xe 18 tuyến đường, 2 cây cầu vào 30/4 để bắn pháo hoa

Con đường duy nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên: Được mệnh danh là 'lãng mạn nhất Hà Nội', nhìn từ trên cao như một cây cầu chạy xuyên hồ

Cây cầu 'độc nhất vô nhị' ngăn cách hai màu nước biển khác lạ và mê ly

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-nhieu-lan-gay-nhip-nhat-viet-nam-tung-mang-ten-vua-chua-thu-tuong-d121542.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cây cầu nhiều lần gãy nhịp nhất Việt Nam từng mang tên vua, chúa, Thủ tướng
POWERED BY ONECMS & INTECH