Cây cầu vượt lớn gãy sập đúng giờ cao điểm, hàng loạt phương tiện rơi xuống sông, chính quyền phong tỏa, điều phối giao thông khẩn cấp

23-03-2024 01:02|Quỳnh Châu

Nguyên nhân là do cây cầu sử dụng loại thép kém chất lượng và không được bảo hành theo đúng quy trình.

Ngày 21/10/1994 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã xảy ra thảm họa sập cầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Theo đó, vào giờ cao điểm ngày hôm ấy, cây cầu Seongsu bắc qua sông Hàn dài 1.160m đã không chịu được tải trọng. Hệ quả là đốt cầu ở giữa - vị trí yếu nhất đã bị gãy rời và rơi xuống sông, kéo theo rất nhiều phương tiện đang lưu thông trên đó.

Được biết, cầu Seongsu là một cây cầu bắc qua sông Hàn, kết nối các quận Seongdong và Gangnam của Seoul. Vụ tai nạn xảy ra giữa trụ cầu thứ 10 và thứ 11.

Theo ước tính, 31 người đã thiệt mạng sau vụ gãy cầu này, trong đó có cả học sinh, sinh viên đang trên đường trở về nhà và người nước ngoài. Một khoản phí khổng lồ được chi ra để đền bù thiệt hại cho gia đình những người xấu số trong thảm kịch này.

Cây cầu vượt lớn gãy sập đúng giờ cao điểm, hàng loạt phương tiện rơi xuống sông, chính quyền phong tỏa, điều phối giao thông khẩn cấp
Đây được coi là thảm họa sập cầu tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc

Theo điều tra, nguyên nhân chính của tai nạn được xác định là do các nhà thi công đã sử dụng loại thép kém chất lượng để xây dựng cầu. Trước khi xảy ra sự cố, một số người đã nhận thấy các vết nứt trên cây cầu. Tuy nhiên, thảm họa đã xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ.

Bên cạnh đó, từ năm 1993, lưu lượng giao thông qua cầu đã tăng nhanh chóng sau khi chính quyền mở đường cao tốc nối cầu Seongsu và khu vực phía đông Seoul. Lưu lượng giao thông tăng cao nhưng không có biện pháp nào được thực hiện để đáp ứng nhu cầu, dẫn tới cây cầu bị quá tải. Đây là một nguyên nhân khác gây ra sự cố sập cầu.

Sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền thành phố đã thành lập một trung tâm ứng phó và thực hiện các biện pháp cứu hộ trên cả đường bộ và sông. Thành phố đã điều phối lại giao thông và đóng cửa cầu Seongsu.

Về sau, người ta định sửa chữa cây cầu nhưng vì những khuyết điểm trong kết cấu nên nó được thiết kế và xây lại từ đầu. Thiết kế mới được hoàn thành vào ngày 15/8/1997 và cũng tương tự như thiết kế ban đầu. Do kế hoạch mở rộng, công trình chính thức hoàn thành năm 2004.

>> Núi đá đổ sập, một cây cầu trên đường cao tốc lập tức gãy đôi, giao thông bị ngăn chặn, chính quyền vào cuộc xử lý khẩn cấp

Chung cư 12 tầng bất ngờ đổ sập, hiện trường lập tức bị phong tỏa, huy động khẩn cấp lực lượng cứu hộ, máy xúc, chó nghiệp vụ... tìm kiếm nạn nhân mất tích

Phong tỏa cả khu vực vì phát hiện hang động bí ẩn dưới ‘ao không đáy’, chuyên gia vào cuộc hé lộ kỳ quan nhân tạo cổ đại cao bậc nhất dưới lòng đất

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cay-cau-vuot-lon-gay-sap-dung-gio-cao-diem-hang-loat-phuong-tien-roi-xuong-song-chinh-quyen-phong-toa-dieu-phoi-giao-thong-khan-cap-227418.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cây cầu vượt lớn gãy sập đúng giờ cao điểm, hàng loạt phương tiện rơi xuống sông, chính quyền phong tỏa, điều phối giao thông khẩn cấp
    POWERED BY ONECMS & INTECH