Bất động sản

Chi 20,2 tỷ để trùng tu, Hội An tiếp tục điều chỉnh màu sơn để 'làm cũ' cây cầu ngói 400 năm tuổi

An Nhiên 30/07/2024 23:00

Trước nhiều ý kiến trái chiều về màu sơn của Chùa Cầu sau khi trùng tu, TP. Hội An sẽ tiến điều chỉnh lại màu sơn cho phù hợp.

Trước nhiều ý kiến trái chiều của người dân, du khách khi cho rằng Chùa Cầu sau khi trùng tu trở nên "lạ lẫm" vì màu sắc của di tích "quá mới", "quá hiện đại", lãnh đạo TP. Hội An đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Văn Sơn khẳng định, TP. Hội An hiện đang giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An xử lý, "làm cũ" Chùa Cầu trước khi khánh thành vào ngày 3/8 tới đây.

Hiện trạng Chùa Cầu trước đó bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Internet

Hiện trạng Chùa Cầu trước đó bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Internet

Cụ thể, TP. Hội An sẽ tiến hành sơn lại màu nhạt hơn so với màu đỏ phía trước và sau Chùa Cầu, bên hông sẽ sơn lại màu sẫm hơn so với màu trắng hiện tại.

>> Tỉnh sắp có sân bay tầm quốc tế chi 70 tỷ đồng để xây dựng sân vận động sức chứa hơn 4.000 chỗ ngồi

Chia sẻ trên báo Công an Nhân dân, ông Sơn cho biết, trong quá trình trùng tu Chùa Cầu, đơn vị thực hiện trùng tu di tích đã rất trung thành với nguyên bản, nhưng do mùa mới của sơn vôi có màu sáng hơn màu sắc rêu phong cổ kính vốn có của phố cổ Hội An nên khiến nhiều người cảm thấy "lạ lẫm".

Diện mạo mới của Chùa Cầu sau khi được trùng tu khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm. Ảnh: Internet

Diện mạo mới của Chùa Cầu sau khi được trùng tu khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm. Ảnh: Internet

"Sau khi tiếp thu ý kiến từ người dân, du khách và báo chí, Hội An sẽ sơn lại màu công trình phù hợp hơn, sát với màu cũ của công trình", Chủ tịch UBND TP. Hội An chia sẻ, báo Công an Nhân dân dẫn lời.

Trước đó, hàng loạt những hình ảnh mới của Chùa Cầu sau khi được trùng tu đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều và khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Nhiều người cho rằng việc trùng tu, đặc biệt màu sơn đã khiến Chùa Cầu mất đi vẻ cổ kính của công trình từng được coi là biểu tượng của đô thị cổ Hội An, khiến di tích trở nên lạ lẫm hơn so với trước đây trong mắt người dân cũng như du khách.

Nhiều người cho rằng màu sắc quá mới của Chùa Cầu khiến ngôi chùa mất đi vẻ cổ kính vốn có. Ảnh: Internet

Nhiều người cho rằng màu sắc quá mới của Chùa Cầu khiến ngôi chùa mất đi vẻ cổ kính vốn có. Ảnh: Internet

Nhiều người cho rằng nên chọn tông màu, sắc thái sao cho gần nhất với hình ảnh trước tu bổ, hoặc làm cho Chùa Cầu "đỡ mới" đi.

Tuy nhiên, quan điểm này không phù hợp với nguyên tắc "không làm giả" mà Dự án đã đề ra, đặc biệt dẫn đến lo ngại sẽ làm lệch yếu tố gốc, gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến kết quả của việc nghiên cứu sau này.

Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ông Phạm Phú Ngọc khẳng định "Trung tâm sẽ xuất bản công khai cuốn sách ghi chép lại tất cả quá trình nghiên cứu, trùng tu vào đúng ngày khánh thành trùng tu di tích Chùa Cầu vào 3/8/2024 để du khách, người dân được hiểu hơn".

Di tích Chùa Cầu đã trải qua 400 năm tồn tại, dù được các thế hệ cư dân Hội An trân trọng, gìn giữ cẩn thận nhưng dưới tác động khắc nghiệt của tự nhiên và thời gian, di tích vẫn không tránh khỏi hư hại, từng qua 7 lần trùng tu.

Năm 2022, công trình xuống cấp nghiêm trọng, phần mố cầu, trụ cầu bị nứt, lún, nhiều cột và kèo bị hỏng nặng. Chùa Cầu được UBND TP Hội An phê duyệt tu bổ với kinh phí hơn 20,2 tỷ đồng.

>> Kênh đào lớn nhất Việt Nam hơn 107 triệu USD hiện ra sao sau một năm mở luồng?

'Khai thông đường dài' cho loạt dự án thuộc ‘Kinh đô nghìn tỷ’ của TP. Quy Nhơn

Tinh gọn bộ máy, Đà Nẵng chỉ còn 47 phường, xã

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chi-202-ty-de-trung-tu-hoi-an-tiep-tuc-dieu-chinh-mau-son-de-lam-cu-cay-cau-ngoi-400-nam-tuoi-d129099.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Chi 20,2 tỷ để trùng tu, Hội An tiếp tục điều chỉnh màu sơn để 'làm cũ' cây cầu ngói 400 năm tuổi
POWERED BY ONECMS & INTECH