Chỉ vài ngày nữa, Trung ương sẽ xem xét đề án sáp nhập tỉnh
Trong tháng 4, Trung ương sẽ tiến hành xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Thời điểm tháng 2/2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành kết luận số 127, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận toàn quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về vấn đề sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Theo đó, việc sáp nhập tỉnh ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng yêu cầu cần nghiên cứu kỹ lưỡng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển giai đoạn mới.

Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Đảng ủy Chính phủ nhanh chóng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng, chậm nhất ngày 9/3.
Đảng ủy Chính phủ sau đó tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng trung ương, chậm nhất ngày 12/3. Sau khi tiếp thu ý kiến các đơn vị, Đảng ủy Chính phủ hoàn thiện đề án về sáp nhập tỉnh, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước 27/3.
Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan, Đảng ủy Chính phủ hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 7/4.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã hoàn tất tờ trình và Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.
Theo đề xuất trong dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước sẽ không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, giữ nguyên hiện trạng, trong đó có 2 TP trực thuộc Trung ương gồm TP. Hà Nội và TP. Huế.
Cụ thể, 11 đơn vị hành chính dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
52 địa phương còn lại thuộc xếp, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
>> Tỉnh giàu bậc nhất Việt Nam sắp có KCN 330ha sát sườn tuyến cao tốc 30.000 tỷ
Đất nền 'sốt ảo' sau thông tin sáp nhập, Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu công an vào cuộc
Tỉnh giàu bậc nhất Việt Nam sắp có KCN 330ha sát sườn tuyến cao tốc 30.000 tỷ