Bất động sản

Chiêm ngưỡng ngọn tháp có cách xây dựng độc nhất Việt Nam, dùng một loại mật thay vôi vữa vẫn vững chắc hàng trăm năm

Minh Châu 19/12/2023 - 11:09

Với niên đại trên 500 năm tuổi, Tháp Am lưu giữ hồn cốt kiến trúc cổ xưa, là một trong những công trình độc đáo còn sót lại tại địa phương.

Am Tháp hay còn gọi là Tháp Cẩm Duệ được xây dựng vào thế kỷ 16 trên khu đất cao, rộng hơn 2.000m2 ở thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Quần thể khu di tích ngoài tháp đá còn có điện thờ, tượng voi...

thap-da-am-phap-5-1636539512
Di tích tháp đá Cẩm Duệ tọa lạc tại thôn Quang Trung.

Am Tháp thờ Lê Am, vị quan triều nhà Lê. Theo sử sách ghi lại, Lê Am là người thông minh, đức độ, lập nhiều đại công, được vua Lê Lợi ban đặc ân chọn sinh phần (chọn phần đất khi còn sống). Sau khi mất, vua ban cho ông sắc phong "Phúc thần đương cảnh thành hoàng làng Phương Cai". Ngay sau đó, Lê Am đã chọn đồi đất cao thuộc làng Mỹ Duệ (cạnh sông Ngàn Mọ) là nơi dòng họ Hồ mai danh ẩn tích đổi thành họ Lê, nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng ông khôn lớn để trở thành nơi an táng mình.

ngam-thap-da-co-hon-500-tuoi-linh-thieng-o-ha-tinh-2
Am Tháp là công trình nghệ thuật "độc nhất vô nhị" ở Hà Tĩnh.

Am Tháp là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo, "độc nhất vô nhị" ở Hà Tĩnh được xây dựng dưới thời nhà Lê vẫn còn giữ được kiến trúc nguyên vẹn, cổ kính dù đã trải qua hơn 500 năm lịch sử.

Phần cổng vào Am Tháp được được xây mới từ năm 2011, dạng cổng tam quan. Phía trên mái của cổng được thiết kế tạo hình rồng phượng cùng hoa văn cách điệu.

thap-da-am-phap-2-1636538424
Hệ thống cửa tam quan được xây mới từ năm 2011.

Bước vào trong sân có cặp ngựa và con voi được tạc bằng đá, đặt đối xứng nhau. Qua khoảng sân rộng đến nhà tiền tế (hay nhà bái đường), tiếp sau là điện thờ. Bên trong điện thờ đặt bài vị, hòm sắc và bát hương thờ 3 anh em họ Lê.

Phía sau điện thờ là Am Tháp cao hơn 3m, được ghép từ những viên đá nguyên khối. Không kể bệ tháp, chân tháp và phần đỉnh tháp thì ngôi tháp có 3 tầng.

f3cbeb49-e19b-49be-b80b-724dc4aaebb4
Lối vào Am Tháp.

Tầng thứ nhất bên trong bài trí bát hương và làm nơi đặt lễ vật dâng cúng. Tầng thứ hai còn lưu lại 5 chữ Hán cổ trên nền hình tròn nổi “Thiên cơ thân đức tạo” (người đức độ, cần mẫn tạo dựng nền tảng). Tầng thứ ba bên trong đặt hai pho tượng đúc bằng á, bên ngoài có ba chữ Hán đắp nổi “tinh nhật nguyệt” với ý nghĩa ca ngợi tấm lòng sáng như nhật nguyệt của người xưa.

thap-da-am-phap-8-1636537964
Tháp đá với 3 tầng, cao hơn 3m được ghép từ những tấm đá nguyên khối.

Đỉnh tháp chế tác bằng đá khối. Phần thân tháp được tạo ghép phẳng kết liền, vuông thành sắc cạnh, không có vôi vữa kết dính bằng những phiến đá màu gan gà, các mảnh ghép liền khít vào nhau, liên kết chắc chắn. Người xem không phát hiện ra dấu tích của vôi, vữa kết dính thể hiện sự tinh xảo và tài hoa tuyệt bậc của những nghệ nhân xưa.

>> Cây cầu nước ấn tượng nhất thế giới, phá vỡ quy luật vật lí thông thường, vừa là đường hầm, vừa là đường thủy

12 (1)
Khi xưa các nghệ nhân đã trộn mật mía và vôi để kết dính các phiến đá.

Ngôi tháp có 5 ô cửa, trong đó ba ô cửa đặt theo hướng chính diện từ tầng một đến tầng ba, còn lại thiết kế bên hai hông của tầng hai. Phía trên vòm cửa hướng chính diện tại tầng thứ hai khắc 5 chữ Hán cổ "Thiên cơ thân đức tạo", có ý nghĩa ca ngợi người đức độ, cần mẫn. Chữ khắc ở tầng 3 là "tinh nhật nguyệt", có ý nghĩa ca ngợi tấm lòng của người xưa.

951c209d-e610-4636-b1c6-9012b817bc97 (1)
Tại tầng thứ 2 có khắc 5 chữ hán cổ "Thiên cơ thân đức tạo".

Theo các cụ cao niên trong làng, khi tham quan Am Tháp người xem không phát hiện ra dấu hiệu của vôi, vữa kết dính là vì khi xưa các nghệ nhân đã trộn mật mía và vôi để kết dính các phiến đá. Hỗn hợp mật mía, vôi này được dấu phía trong các phiến đá nên khi quan sát chúng ta khó nhận ra

Các vòm cửa và mái cong, vòm chóp, đỉnh tháp cũng được chế tác tạo bằng đá khối, tạo thành một khối kết dính rất đẹp mắt, khi chiêm ngưỡng có cảm giác như một kim tự tháp thu nhỏ.

thap-da-am-phap-9-1636538310
Các vòm cửa và mái cong.

Với những giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, khoa học nghệ thuật độc đáo, năm 2006, tháp đá cổ vinh dự được đón bằng xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa - thông tin. Năm 2009, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Tĩnh cho tiến hành tu bổ, phục dựng khu vực điện thờ, cổng vào tháp đá và hai lăng mộ nhưng vẫn giữ lại đường nét kiến trúc xưa.

z4987120829486_f4df67df19ed99c9a2a121a2c865c12a
Tháp Am là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Tháp Am là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tinh tế, ở trong một vùng không gian đẹp, hài hòa chính là một điểm mạnh có thể giúp phát triển về du lịch. Đây cũng là một địa chỉ tâm linh để nhân dân tưởng nhớ đến Lê Am - thành hoàng làng Phương Cai, người có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

z4987037103313_45b70f508dcdf0cb4cafc2b899de62b0
Tháp đá cổ vinh dự được đón bằng xếp hạng di tích quốc gia.

Để bày tỏ lòng thành kính với Lê Am, hàng năm cứ đến ngày 26/6 âm lịch mọi người trong làng Mỹ Duệ đến Am Tháp để cúng tế cũng như đón khách thập phương đến tham quan.

>> Chiêm ngưỡng thị xã quy hoạch đẹp nhất Việt Nam, nhà cửa trật tự, những con đường thẳng tắp chạy về trung tâm

Chiêm ngưỡng thị xã quy hoạch đẹp nhất Việt Nam, nhà cửa trật tự, những con đường thẳng tắp chạy về trung tâm

Chiêm ngưỡng cung đường uốn lượn bao Biển Hạ Long - Cẩm Phả 4 làn xe chạy sắp hoàn thành

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chiem-nguong-ngon-thap-co-cach-xay-dung-doc-dao-nhat-viet-nam-dung-mot-loai-mat-thay-voi-vua-van-ket-dinh-500-tuoi-d113161.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Chiêm ngưỡng ngọn tháp có cách xây dựng độc nhất Việt Nam, dùng một loại mật thay vôi vữa vẫn vững chắc hàng trăm năm
POWERED BY ONECMS & INTECH