Chính điện bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam: Nội thất dát vàng, cột làm bằng cây lim “hiến thân” 600 năm tuổi
Du khách không khỏi choáng ngợp trước một công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam hiện nay.
Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là nơi Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Khu di tích nằm ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng là chính là nơi an táng, thờ cúng cũng như tri ân các vị vua, hoàng hậu triều Lê. Nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962 và được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Từ năm 2022, Chính điện Lam Kinh - công trình bằng gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam nằm trong khu di tích này cũng đã chính thức mở cửa đón khách. Trước đó, Chính điện Lam Kinh đã được phục dựng vào năm 2010 theo đúng kích thước, quy mô cũng như kiến trúc xưa. Theo đó, chính điện này gồm 3 tòa điện lớn, cao 8m so với sân Rồng và được xây trên nền đất rộng. Kiến trúc của Điện được xây dựng theo hình chữ Công với 3 tòa nhà, 19 gian, 4 chái.
Đáng nói, trong số 131 cột lim nguyên khối này có 1 cây lim "hiến thân". Cây lim này được hạ từ Lam Kinh với nhiều câu chuyện li kì được tương truyền. Theo đó, tương truyền cây lim được nhắc tới này có tuổi đời 600 năm tuổi, đang xanh tươi, khỏe mạnh bất ngờ trút hết lá rồi khô cành. Đến khoảng nửa năm sau, khi cây chết cũng là lúc thiết kế thi công khu chính điện vừa hoàn thành.
Sau đó, cơ quan chức năng đã làm lễ chặt hạ cây lim xuống và phát hiện ra điều kỳ lạ hơn nữa. Đó là thường các cây lim cổ thụ sẽ bị tiêu tâm (rỗng ruột), nhưng riêng cây lim này thì không, ruột cây vẫn đặc nguyên một khối, rất thuận lợi để làm trụ cột các tòa nhà lớn. Khi róc bỏ hết vỏ thì lõi cây còn lại có số đo đường kính thân gốc trùng khít với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại là 80cm. Ngọn cây vừa với chân tảng cột quân, hai nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.
Cột cái được làm từ cây lim đặt ở nơi hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua trước đây), là chốn cung cấm linh thiêng nhất với vị trí đắc địa nhất. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái cũng được dựng lên đầu tiên. Cây cột này đứng gần long sàng, nơi ngủ của đức vua Lê Lợi giống như đứng canh giấc ngủ cho vua.
Sau đó, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã có vài lần trồng vào đó cây lim nhỏ để thay thế, tuy nhiên, không có cây lim nào sống được. Khu vực này là rừng lim đã lâu đời, lim là một loại cây dễ sống, những cây lim ở đây thường tự mọc lên và phát triển. Thế nhưng không hiểu sao, tại vị trí cây lim “hiến thân” lại không có cây lim nào phát triển được.
Ngoài cây lim đặc biệt, trong Chính điện Lam Kinh có nhiều hạng mục nội thất được làm bằng vàng thật như ngai vàng của Vua, bàn làm việc… với số lượng vàng rất lớn.
Từ khi mở cửa đón khách, Chính điện Lam Kinh đã trở thành một địa điểm được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm để tận kiến chứng mắt kiến trúc đẹp mắt của hạng mục đầy độc đáo này.
>> Ngọn núi ở miền Trung sắp sở hữu tượng Quan Âm 125m cao nhất Việt Nam
Thủ tướng chủ trì hội nghị về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo
Novaland (NVL) chấm dứt hợp đồng kiểm toán với đơn vị thuộc Big4 sau gần một thập kỷ hợp tác