Bất động sản

Chính thức từ hôm nay, 3 tỉnh/thành dự kiến sẽ sáp nhập được 'cởi trói' trong lĩnh vực này

Hải Đăng 01/04/2025 18:00

Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. HCM, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/4.

Cụ thể, từ ngày 1/4/2025, Nghị quyết áp dụng đối với 1.313 trường hợp vi phạm thời hạn sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nghị quyết này nêu rõ nguyên tắc chỉ xem xét và xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án mà nguyên nhân dẫn đến vi phạm, sai phạm là do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước hoặc do lỗi của cả cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư; sau khi đã xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và khắc phục hậu quả các vi phạm về kinh tế, thu hồi lợi ích vật chất do hành vi vi phạm.

>> Tỉnh giàu bậc nhất Việt Nam sắp có KCN 330ha sát sườn tuyến cao tốc 30.000 tỷ

Chính thức từ hôm nay, 3 tỉnh/thành dự kiến sẽ sáp nhập được 'cởi trói' trong lĩnh vực này- Ảnh 1.
TP. HCM, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa sẽ được áp dụng Nghị quyết mới để tháo gỡ loạt khó khăn về đất đai, dự án. Ảnh minh họa

Ngoài ra, những cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Nghị quyết sẽ bao gồm điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, thời điểm tính thời hạn sử dụng đất, điều kiện để nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án và việc thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư, xác định giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tính thu tiền thuê đất...

Chính thức từ hôm nay, 3 tỉnh/thành dự kiến sẽ sáp nhập được 'cởi trói' trong lĩnh vực này- Ảnh 2.
Nghị quyết này thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội cũng như địa phương trong việc tháo gỡ rào cản, tồn đọng trong lĩnh vực BĐS. Ảnh minh họa

Cơ chế, chính sách này được nhà đầu tư vô cùng trông chờ khi thể hiện sự quyết liệt của các địa phương hữu quan, Chính phủ cũng như Quốc hội trong việc tháo gỡ rào cản, tồn đọng, cản trở sự phát triển, cải thiện môi trường đầu tư cũng như thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Bộ Nội vụ mới đây đã hoàn tất tờ trình và Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.

Theo đề xuất trong dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước sẽ không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, giữ nguyên hiện trạng, trong đó có 2 TP trực thuộc Trung ương gồm TP. Hà Nội và TP. Huế.

Cụ thể, 11 đơn vị hành chính dự kiến sẽ giữ nguyên hiện trạng gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

52 địa phương còn lại thuộc xếp, bao gồm cả 4 TP trực thuộc Trung ương của Việt Nam gồm: TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; Lâm Đồng cũng là một trong số 52 địa phương dự kiến sẽ sắp xếp đơn vị hành chính.

Đào móng xây nhà 7 tầng làm sập nhà hàng xóm sẽ phải bồi thường thiệt hại như thế nào?

Kiến nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm quản lý quy hoạch tại Bộ Xây dựng

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/chinh-thuc-tu-hom-nay-3-tinh-thanh-du-kien-se-sap-nhap-duoc-coi-troi-trong-linh-vuc-nay-20225040115041595.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chính thức từ hôm nay, 3 tỉnh/thành dự kiến sẽ sáp nhập được 'cởi trói' trong lĩnh vực này
    POWERED BY ONECMS & INTECH