Bất động sản

Chính thức vận hành nhà máy xử lý nước thải cho 2 triệu dân 6 quận của thành phố đông dân nhất Việt Nam

Khuê Vân 28/08/2024 09:00

Dân cư đông và nhu cầu xử lý nước thải vô cùng lớn. Vì vậy, quy hoạch thành phố tập trung cao độ vào các nhà máy xử lý nước thải.

Ngày 26/8, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM (Ban Giao thông) đã thông báo về việc khánh thành công trình mở rộng mạng lưới thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng tại huyện Bình Chánh, với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng.

Dự án mở rộng này sẽ chính thức khánh thành vào sáng ngày 30/8, nhằm chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 sắp tới. Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng sau khi mở rộng sẽ có khả năng xử lý 469.000m3 nước thải mỗi ngày đêm, tăng thêm 328.000m3 so với giai đoạn đầu tiên, trở thành nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn nhất tại TP. HCM hiện nay.

nha-may-bhh-16695280127381433010

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

base64-17246635603201302227324

Khuôn viên nhà máy Bình Hưng được trồng nhiều cây xanh. Ảnh: Lê Phan

Nhà máy Bình Hưng là một phần của gói thầu J - một trong sáu gói thầu lớn thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP. HCM giai đoạn 2, phục vụ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, với tổng mức đầu tư gần 11.300 tỷ đồng, được tài trợ từ vốn vay ODA Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng trong nước. Gói thầu này được triển khai nhằm thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho khu vực hơn 2.100ha, bao gồm các quận 4, 5, 6, 8, 10 và 11, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho khoảng 2 triệu dân.

>> Diện mạo đường đê 'huyết mạch' lớn nhất Thủ đô chạy thẳng tới cảng hàng không lớn nhất miền Bắc trước ngày 'cán đích'

Hệ thống thu gom nước thải sẽ bắt đầu từ toàn bộ lưu vực trên, nước thải sau đó được đưa vào hệ thống cống bao thuộc gói thầu G, rồi chuyển tới trạm bơm Đồng Diều ở quận 8. Tại đây, nước thải sẽ trải qua quá trình loại bỏ sơ bộ cát và rác trước khi được bơm qua tuyến cống dài khoảng 2,8km để chuyển đến nhà máy Bình Hưng xử lý.

6889ADE0-F9CA-44CD-8DF5-3B9048E6

Một đoạn kênh Tàu Hủ, đoạn quận 8. Ảnh internet

Với việc hệ thống thu gom và xử lý nước thải đi vào hoạt động liên tục, mức độ ô nhiễm nước tại các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ dự kiến sẽ giảm đáng kể, hạn chế hiện tượng nước kênh đen ngòm.

Trong giai đoạn 3 sắp tới, TP. HCM sẽ tiếp tục nâng công suất xử lý nước thải lên 512.000m3/ngày đêm, giúp xử lý thêm lượng lớn nước thải từ khu vực kênh Tẻ dọc theo quận 7.

TP. HCM là đô thị đông dân nhất Việt Nam (8,9 triệu người). Dân cư đông và nhu cầu xử lý nước thải vô cùng lớn. Vì vậy, trong quy hoạch sắp tới, thành phố đã tập trung cao độ vào các nhà máy xử lý nước thải.

Hiện nay, ngoài nhà máy Bình Hưng, TP. HCM còn hai nhà máy xử lý nước thải khác đã đi vào hoạt động là Tham Lương - Bến Cát (công suất 131.000m3/ngày đêm) và Bình Hưng Hoà (30.000 m3/ngày đêm), cùng một số trạm xử lý nhỏ khác tại Thủ Đức và Bình Chánh. Riêng nhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè, với công suất thiết kế 480.000m3/ngày đêm, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026, sẽ trở thành nhà máy lớn nhất trong hệ thống xử lý nước thải của thành phố.

>> Hồ nước ở Thủ đô 'lột xác' ngoạn mục sau gần 30 năm, hàng loạt khu đô thị tỷ USD 'mọc' lên, giá nhà chạm ngưỡng 1 tỷ đồng/m2

Nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ lớn nhất Đông Nam Á, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam

Nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ đồng, lớn nhất Đông Nam Á tại TPHCM

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chinh-thuc-van-hanh-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-cho-2-trieu-dan-6-quan-cua-thanh-pho-dong-dan-nhat-viet-nam-d131552.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chính thức vận hành nhà máy xử lý nước thải cho 2 triệu dân 6 quận của thành phố đông dân nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH