'Chủ nợ' lớn nhất của Việt Nam lộ diện

13-03-2024 14:51|Minh Nguyệt

Tính đến hết tháng 6/2023, dư nợ của Chính phủ ở mức 3.358 nghìn tỷ đồng, nhích tăng so với thời điểm cuối năm 2022, song nợ nước ngoài giảm, gia tăng nợ trong nước.

Mới đây, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại vừa phát hành bản tin nợ công số 17 của Việt Nam giai đoạn 2019-6/2023. Theo đó, bản tin cung cấp thông tin về nợ công của Việt Nam và nợ nước ngoài của quốc gia, gồm: nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả.

Dư nợ của Chính phủ đạt 3.358 nghìn tỷ đồng tính đến 6/2023

Theo đó, về tình hình vay và trả nợ của Chính phủ, hết tháng 6/2023, dư nợ của Chính phủ ở mức 3.358 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 110 nghìn tỷ so với thời điểm cuối năm 2022. Trong đó, nợ nước ngoài chiếm 29%, nợ trong nước chiếm 71%.

Tính đến hết tháng 6/2023, nợ nước ngoài đạt 983 nghìn tỷ đồng (tăng nhẹ so với năm 2022). Sau suốt 2 năm duy trì đà giảm, nợ vay nước ngoài có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 1.136 nghìn tỷ đồng (năm 2020) trong giai đoạn 2019 - 6/2023.

Nợ vay trong nước đạt 2.375 nghìn tỷ đồng (tăng 101 tỷ đồng so với cuối năm 2022). Nợ trong nước chủ yếu là Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn phát hành dài, hạn chế rủi ro.

>> Ngành tài chính quyết liệt triển khai nhiệm vụ từ đầu năm

'Chủ nợ' lớn nhất của Việt Nam lộ diện
Tình hình vay và trả nợ của Chính phủ, 2019-6/2023

Trong giai đoạn 2019 - 6/2023, các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng qua từng năm, tương ứng tăng 581 nghìn tỷ đồng cả giai đoạn và chiếm vai trò chủ đạo. Ngược lại, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ đang có xu hướng giảm dần, tưng ứng giảm 150 nghìn tỷ đồng, giúp giảm rủi ro về tỷ giá, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Quốc gia nào là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ?

'Chủ nợ' lớn nhất của Việt Nam lộ diện
Nợ nước ngoài của Chính phủ theo từng bên cho vay, 2019-6/2023

Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn là Nhật Bản với trên 264 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức 252 nghìn tỷ đồng tại cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 29,5 nghìn tỷ, 27,6 nghìn tỷ và 14 nghìn tỷ đồng. Các quốc gia còn lại cho vay 76,7 nghìn tỷ đồng.

Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu danh sách chủ nợ với gần 350 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với gần 183 nghìn tỷ đồng. Các tổ chức khác cho vay 12,7 nghìn tỷ đồng.

Về hiệu quả sử dụng vốn vay, nhiều ý kiến cho rằng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, giải ngân nguồn vốn nước ngoài vẫn ì ạch, trong khi đó, ngân sách phải đi vay để bù đắp bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, điều này cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực. Do đó, cần xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

Về tình hình nợ nước ngoài của doanh nghiệp, theo số liệu Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, dù nửa đầu năm 2023 nợ nước ngoài của doanh nghiệp giảm nhẹ 27 nghìn tỷ (đạt 2.428 nghìn tỷ đồng) so với cuối năm 2022 nhưng trong suốt giai đoạn 2019 - 6/2023, nợ nước ngoài của doanh nghiệp vẫn duy trì đà tăng.

>> 'Bất ngờ' trước quốc gia có tỷ lệ nợ hộ gia đình đến 91,6%, chạm mức cao nhất Đông Nam Á

Bộ Tài chính vẫn kiến nghị áp thuế nhập khẩu 50% với thuốc lá điện tử

Bất ngờ: Người tiêu dùng chuyển tiền qua kênh QR Code tăng gấp 11 lần

Nắm giữ 1.000 tấn vàng, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ vẫn tiếp tục báo lỗ năm 2023

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chu-no-lon-nhat-cua-viet-nam-lo-dien-226204.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
'Chủ nợ' lớn nhất của Việt Nam lộ diện
POWERED BY ONECMS & INTECH