Những đợt tăng này sẽ giúp giảm nhu cầu, điều này về mặt lý thuyết sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng nóng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nữa trong "vài cuộc họp tiếp theo" nhằm giảm lạm phát đang tăng vọt, theo chủ tịch ECB, Christine Lagarde.
Phát biểu tại buổi điều trần của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của Nghị viện Châu Âu, bà Lagarde cho biết, những đợt tăng này sẽ giúp giảm nhu cầu, điều này về mặt lý thuyết sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng nóng.
Bà Lagarde nói thêm rằng, chi phí đi vay cao hơn sẽ "đề phòng nguy cơ kỳ vọng lạm phát tăng liên tục." Các ước tính cơ bản của ECB về lạm phát hàng năm của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã được điều chỉnh tăng đáng kể, với ngân hàng trung ương hiện tại con số này ở mức 8,1% vào năm 2022, 5,5% vào năm 2023 và 2,3% vào năm 2024.
Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là do giá năng lượng tăng cao xuất phát từ quyết định của Nga về việc kìm hãm các hoạt động xuất khẩu khí đốt quan trọng để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine. Các nhà kinh tế ước tính rằng giá cả trong khu vực sẽ tăng kỷ lục mới là 9,7% trong tháng này.
Bà Lagarde nói với các nhà lập pháp ở Brussels: “Áp lực giá đang lan rộng trên nhiều lĩnh vực hơn, một phần do tác động của chi phí năng lượng cao trên toàn bộ nền kinh tế.
"Rủi ro đối với triển vọng lạm phát chủ yếu ở chiều tăng, phản ánh mạnh mẽ khả năng tiếp tục xảy ra những gián đoạn lớn trong nguồn cung cấp năng lượng."
Ngoài ra, bà Lagarde cho biết thêm, sự mất giá của đồng euro , đã giảm xuống dưới mức tương đương với đồng USD khi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu, cũng đã làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Trong khi đó, vị chủ tịch ECB dự đoán rằng, việc tăng trưởng tiền lương mặc dù đã được kiềm chế ở thời điểm hiện tại, nhưng cuối cùng sẽ tăng tốc để "bù đắp" cho lạm phát cao hơn .
Bà nói thêm rằng, tăng trưởng kinh tế trong khối tiền tệ dự kiến sẽ chậm lại "đáng kể" trong những quý tới do lạm phát, cũng như một loạt các đợt tăng lãi suất tiếp theo của các ngân hàng trung ương trên thế giới, khiến người tiêu dùng phải kiềm chế chi tiêu. Sự phục hồi sau đại dịch trong lĩnh vực dịch vụ cũng được coi là "mất dần sức hút".
Cuối cùng, sự không chắc chắn về tương lai của Khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn ở mức cao, bà Lagarde nói, thể hiện qua sự sụt giảm niềm tin của các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Trước đó, vào hôm qua (26/9), một cuộc khảo sát hàng tháng cho thấy tâm lý kinh doanh ở Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch.
Giá vàng thế giới tăng, cổ phiếu Hàn Quốc lao dốc sau vụ thiết quân luật
ECB không cam kết với lộ trình lãi suất cố định - Điều này có ý nghĩa gì với nền kinh tế Châu Âu?