Một năm qua, Chủ tịch HĐQT các doanh nghiệp bất động sản (FLC, Apec, Louis Holdings) liên tục vướng vòng lao lý. Biến cố ập tới dồn dập khiến giá cổ phiếu thuộc các hệ sinh thái này trượt dài, thậm chí nhiều mã đã bị đình chỉ, huỷ niêm yết.
Ngày 29/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Khánh Hưng, sinh năm 1978, Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) về tội “Lừa dối khách hàng” quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xem thêm: Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng về tội "Lừa dối khách hàng"
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (30/11), LDG giảm 2,89% xuống còn 3.700 đồng/cp, tương ứng đã giảm 43% trong hơn 3 tháng qua và mất hơn 76% thị giá so với vùng đỉnh khi VN-Index đạt mốc 1.5xx điểm.
Nhìn lại thời gian qua, Chủ tịch HĐQT các doanh nghiệp bất động sản (FLC, IDJ, Louis Holdings) liên tục vướng vòng lao lý, kéo theo loạt khó khăn cho hoạt động kinh doanh, dòng tiền cũng như công bố thông tin của các công ty này. Nhiều biến cố ập tới khiến hầu hết các mã cổ phiếu thuộc hệ sinh thái: FLC, Louis, Apec bị lao đốc không phanh trước sự tháo chạy của nhà đầu tư và loạt “án” hạn chế, đình chỉ giao dịch thậm chí là huỷ niêm yết.
Một năm sau ngày ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Sàn giao dịch vắng bóng cổ phiếu họ FLC
Ngày 29/3/2022, Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố bắt tạm giam do thao túng giá cổ phiếu.
Theo điều tra, ông Quyết đã chỉ đạo em gái dùng 500 tài khoản chứng khoán liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, "lái" giá cổ phiếu tăng 70-1.700%. Mục đích của các thao tác trên để tạo ra cung cầu giả với 5 nhóm mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, trong 562 phiên giao dịch.
Do vậy, mã chứng khoán AMD tăng từ 13.750 lên 23.450 đồng/cp (tăng 70%) sau đó giảm nhanh xuống 10.000 đồng; HAI tăng 459% từ 3.780 lên 22.500 đồng/cp sau đó giảm còn 4.610; GAB tăng từ 10.900 lên 193.600 đồng/cp (tăng 1.776%); mã ART tăng từ 3.300 lên 10.300 đồng/cp (tăng 330%); FLC tăng từ 3.050 đồng lên 21.150 đồng (tăng 593%), kết luận điều tra nêu.
Nhóm cổ phiếu họ FLC (gồm FLC, ROS, HAI, ART, AMD, KLF, GAB) phản ứng dữ dội ngay sau khi ông Quyết bị bắt. Sau cú trượt dài, các mã này chỉ còn khoảng 800-3.500 đồng/cp. Đáng chú ý, hàng trăm nghìn cổ đông đang mắc kẹt với nhóm này khi 7 mã ( khoảng 1,8 tỷ cổ phiếu) đồng loạt bị đình chỉ giao dịch, thậm chí phần lớn đã bị huỷ niêm yết do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin tài chính.
>> Tín hiệu tích cực từ hệ sinh thái FLC: Một mã có thể được giao dịch trở lại
Ông Nguyễn Đỗ Lăng, Đỗ Thành Nhân, Trịnh Văn Quyết |
Chủ tịch Đỗ Thành Nhân vướng án, các mã “họ” Louis đồng loạt huỷ niêm yết, thị giá vỏn vẹn 800-2.370 đồng/cp
Ông Đỗ Thành Nhân bị bắt giam vào tháng 4/2022, ngay sau đó các cổ phiếu liên quan "họ" Louis đều bị bán tháo. Cụ thể, cổ phiếu TGG của CTCP Louis Capital rớt sâu xuống đáy 2.300 đồng vào giữa tháng 11/2022, bốc hơi hơn 92% từ đỉnh trên 28.000 đồng vào đầu năm 2022. Sau đó, TGG hối quan phản chiếu lên vùng 4.7xx trước khi trở lại mốc 2.370 đồng/cp như hiện tại. Ngày 29/11 mới đây, TGG nhận quyết định huỷ niêm yết kể từ 6/12.
Tương tự, cổ phiếu BII của CTCP Louis Land đã lao dốc xuống 1.900 đồng vào tháng 11/2022, giảm gần 90% so với giá 15.600 đồng vào đầu năm 2022, và tiếp tục giảm còn vỏn vẹn 800 đồng/cp trước khi bị đình chỉ giao dịch và huỷ niêm yết.
Một mã khác có liên quan đến nhóm Louis là VKC của CTCP VKC Holdings - cũng đã giảm xuống 900 đồng, mất hơn 93% thị giá so với đầu năm 2022. Tương tự như BII, mã này cũng đã bị huỷ niêm yết
Như vậy sau hơn 1 năm lãnh đạo bị bắt, các mã họ Louis đều bị đình chỉ và mệnh giá cũng giảm về mức trên dưới 1.000 đồng/cp như các cổ phiếu hệ sinh thái FLC.
Nguyễn Đỗ Lăng, Phạm Duy Hưng bị bắt, nhà đầu tư nháo nhào bán tháo cổ phiếu họ APEC
Ngày 28/6, Cơ quan an ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can về tội thao túng thị trường chứng khoán. Trong đó có ông Phạm Duy Hưng - chủ tịch hội đồng quản trị và ông Nguyễn Đỗ Lăng - tổng giám đốc Chứng khoán APEC. Ngoài ra còn có vợ ông Lăng, một kế toán trưởng và một phó phòng dịch vụ khách hàng của Chứng khoán APEC.
Trước diễn biến trên, nhà đầu tư tiếp tục mang cổ phiếu "họ APEC" bán tháo, nhưng bị rơi vào tình trạng trắng bên mua.
Khép lại phiên giao dịch đó, APS, API và IDJ lần lượt nằm ở giá sàn 10.600 đồng/cp, 9.300 đồng/cp và 9.800 đồng/cp, cách xa đỉnh giá đã lập vào gần hai năm trước. Trong ngày, bộ ba mã trên có tổng cộng gần 55 triệu cổ phiếu bị dư bán, không có người mua. Trên thực tế đà giảm mạnh đã diễn ra từ 1 tuần trước đó khi Cơ quan an ninh điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ thao túng thị trường chứng khoán tại APS, IDJ và API.
>> Cổ phiếu API - IDJ khiến tự doanh Chứng khoán APEC (APS) lỗ nặng
Còn nhớ ở thời kỳ hoàng kim, cách đây gần 2 năm, bộ ba cổ phiếu "họ” APEC từng "làm mưa làm gió" trên thị trường chứng khoán với các chuỗi tăng trần liên tục, gấp hàng chục lần thị giá. Trở lại với thực tại, hiện các cổ phiếu nhà APEC đều đã bị cắt margin và chỉ còn 5.xxx-6xxx đồng/cp.
Chủ tịch LDG và cựu Chủ tịch FLC |
Khác với ông Quyết, Duy Hưng, Lăng và Nhân, Chủ tịch LDG không bị khởi tố với lý do thao túng thị trường. Thêm vào đó hiện mã này đang ở mức giá thấp chỉ 3.xxx đồng/cp, đây có lẽ là điều may mắn bởi giá cổ phiếu có biến động trước tin tiêu cực này thì cổ đông LDG cũng không phải chịu quá nhiều mất mát.
Song, nhìn lại quá khứ hồi tháng 8/2023, ông Hưng cũng từng thực hiện bán chui cổ phiếu LDG ngay trong giai đoạn mã này có chuỗi tăng mạnh nhiều phiên. Ngay sau thông tin giao dịch ngầm của lãnh đạo, LDG mở phiên sáng 17/8 tại mức giá sàn với lực bán lớn. Đóng cửa ngày giao dịch, sắc xanh lơ ám ảnh vẫn đeo bám mã này với lượng dư bán gần 23 triệu đơn vị.
Tập đoàn FLC bị thu hồi "chiếc cổng chào" 2.300 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Nhiều bất động sản của Quốc Cường Gia Lai (QCG) liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát