Chuyên gia: Cần “xốc” lại những "tréo ngoe" trong cuộc chơi bảo hiểm

15-04-2023 16:53|Băng Di

Những bất cập của bảo hiểm liên kết với ngân hàng nổi lên trong những tháng vừa qua là bài toán cần phải tháo gỡ.

Chia sẻ tại toạ đàm “Hợp tác giữa Bảo hiểm - Ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ” sáng ngày 14/4, chuyên gia tài chính TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, nhận định thị trường bảo hiểm tại Việt Nam còn rất tiềm năng khi quy mô bảo hiểm mới chiếm 1,9% GDP trong khi ở Thái Lan chiếm 3,2%, thế giới chiếm 5,7%...

Tuy vậy, những bất cập của bảo hiểm liên kết với ngân hàng nổi lên trong mấy tháng vừa qua và vấn đề bảo hiểm gần đây lại xảy ra với người nổi tiếng khiến cho "bảo hiểm" trở thành vấn đề được tranh cãi nhiều hơn.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS Cấn Văn Lực cho biết, hiện nay chúng ta có quy định pháp luật đầy đủ về nhiều lĩnh vực, trong đó thông tư hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi.

"Tôi mong Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư, quy định, hướng dẫn, triển khai luật kinh doanh bảo hiểm. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp túc rà soát lại thông tư nội ngạch để làm tốt hơn việc liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp".

Ông Lực kiến nghị, mẫu hợp đồng bảo hiểm đơn giản, ngắn gọn. Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm dài tới 100 trang, rất ít người dân đọc hết. Trong khi đó, ở nước ngoài, mẫu hợp đồng bảo hiểm rất đơn giản, có những điều khoản chỉ cần đánh dấu tích.

Sau những vụ vừa qua, chúng ta cần rà soát quy định chuẩn hóa nhân sự liên quan như đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn. Doanh nghiệp bảo hiểm cần rà roát chính sách, quy trình nội bộ cũng như xem lại rà roát lại mạng lưới đại lý, tư vấn bảo hiểm.

Chuyên gia: Cần phải “xốc” lại về bảo hiểm

Cùng với đó, Chính phủ cần có chương trình quốc gia giáo dục tài chính để nâng cao kiến thức về bảo hiểm của người dân tăng lên. Ngược lại, bản thân các đại lý bảo hiểm cần ra soát lại, gia cố lại nhân viên của mình.

Ở Trung Quốc có quy định rõ, chúng ta có thể tham khảo như: Tư vấn cần người có kinh nghiệm, sau 2-3 năm kinh nghiệm mới được tư vấn khách hàng, hay bảo hiểm cần có quầy bán riêng… Về phía người dân, cần nắm rõ mục đích mình mua bảo hiểm và đọc kĩ hợp đồng.

"Tôi nhấn mạnh, bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro chứ không phải lĩnh vực đầu tư. Với mục đích đầu tư, người dân nên lựa chọn lĩnh vực khác", ông Lực chia sẻ.

Theo ông Lực, các quy định của ngân hàng Nhà nước hiện nay không được ép mua bảo hiểm.

Gần đây xuất hiện một số nhân viên bị giao chỉ tiêu, vì ngân hàng, tổ chức tín dụng đó có hợp đồng độc quyền với bên bảo hiểm, mà độc quyền thì phải bổ trợ cho nhau nên mới có chuyện áp lực doanh số. Tuy nhiên, rõ ràng vấn đề này chỉ là một số ngân hàng mà thôi.

Ví dụ, một số hoạt động đặc thù như vay thấu chi với độ rủi ro cao nên chúng ta cần khuyến khích việc phát triển bảo hiểm.

"Cuối cùng, tôi cho rằng đây là thời điểm chúng ta cần phải xốc lại về bảo hiểm."

Tiếp tục thanh tra các doanh nghiệp có bán bảo hiểm qua ngân hàng trong năm 2023

Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh từ báo chí và các đơn thư phản ánh, khiếu nại của người dân, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt để chấn chỉnh hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng. ​

Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với các ngân hàng; rà soát tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm đảm bảo thể hiện rõ việc tham gia các sản phẩm bảo hiểm không phải là điều kiện bắt buộc để thưc hiện các hoạt động, dịch vụ tài chính của ngân hàng.

Thiết lập đường dây nóng, hòm thư điện tử và công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm.

Chuyên gia: Cần phải “xốc” lại về bảo hiểm
Bà Phạm Thị Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.

Tại tọa đàm "Hợp tác giữa Bảo hiểm - Ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ", Bà Phạm Thị Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho rằng việc xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo hiểm không phải là quan điểm mà là trách nhiệm cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm phải thực hiện, nhằm đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương của thị trường và bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm.

Việc thanh tra, kiểm tra về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng là chuyên đề ưu tiên được Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện từ tháng 9/2022.

Trong năm 2023, Cục Quản lý bảo hiểm sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm có bán bảo hiểm qua ngân hàng; phối hợp với ngân hàng nhà nước để thực hiện thanh tra, kiểm tra các ngân hàng đối tác phân phối sản phẩm bảo hiểm. Đối với các trường hợp phát hiện vi phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

TS Cấn Văn Lực: 'GDP quý I cao nhất 5 năm nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn'

Kéo giảm 'thừa tiền' trong năm 2024

Ngân hàng tung loạt ưu đãi mới kích cầu bất động sản giá rẻ

Bài thuộc chủ đề Bảo hiểm
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-can-xoc-lai-nhung-treo-ngoe-trong-cuoc-choi-bao-hiem-178725.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia: Cần “xốc” lại những "tréo ngoe" trong cuộc chơi bảo hiểm
POWERED BY ONECMS & INTECH