Chuyên gia nói gì về việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ?

21-11-2023 03:56|Dương Lam

Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng kiến nghị gia hạn thêm Thông tư 02 thay vì kết thúc vào tháng 30/6/2024.

Tại Hội nghị Tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức tuần qua, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Thông tư 02 là chính sách rất riêng của Việt Nam, ngay giữa lúc dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 01, sau đó là Thông tư 02 để giải quyết khó khăn của năm 2023.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước luôn coi việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn hiện nay. Thông tư 02 là một trong những giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay.

Nhìn lại những kết quả, tác động của Thông tư 02/1023/TT-NHNN (Thông tư 02) trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng kiến nghị gia hạn thêm Thông tư 02, thay vì kết thúc vào tháng 30/6/2024.

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: "Thông tư 02 là sự chia sẻ khó khăn giữa ngân hàng với doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay và lãi vay thì ngân hàng có đòi, doanh nghiệp cũng không trả nợ được, trong điều kiện doanh nghiệp khó khăn, chuyển nợ xấu, doanh nghiệp sụp nợ thì doanh nghiệp không thu được nợ.

Khi có Thông tư 02 không chuyển nhóm nợ, giãn, hoãn thời gian đòi nợ và không chuyển nợ xấu, các doanh nghiệp có thể xoay sở để tồn tại, phát triển và trả được khoản vay cho ngân hàng. Đây là điều tốt cho cả doanh nghiệp và ngân hàng".

Tuy nhiên, trước kiến nghị gia hạn thêm Thông tư 02, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh không đồng tình và cho rằng nên kết thúc đúng thời điểm của Thông tư.

Theo đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích: "Thực tế, một bên chúng ta cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhưng một bên khác việc kéo dài Thông tư 02 sẽ khiến bong bóng nợ xấu thổi phồng to hơn nữa, từ đó đe doạ xấu cho toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ."

"Cũng nên cân nhắc cẩn trọng việc có nên kéo dài Thông tư 02 hay không. Theo quan điểm của tôi, nếu đến tháng 6.2024, chúng tôi dự đoán các doanh nghiệp có phục hồi tương đối. Vì vậy các khoản nợ xấu cũng nên được xử lý. Phải đặt lợi ích của nền kinh tế lên trên đầu", ông Thịnh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm không nên kéo dài lâu Thông tư 02, nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế lại cho rằng có thể kéo dài tối đa 1 năm, đến tháng 6.2025, thời điểm thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không gia hạn Thông tư 02, các ngân hàng sẽ đối mặt với khó khăn, bởi phải hạch toán trở lại theo đúng nhóm nợ và rất có thể trong số đó có nhiều khoản nợ phải chuyển nhóm sâu, tăng trích lập dự phòng rủi ro, thậm chí lợi nhuận giảm mạnh. Kéo dài thời gian hiệu lực của Thông tư nhằm giãn quá trình xử lý nợ, giúp tiến trình trích lập dự phòng rủi ro diễn ra từ từ, không ảnh hưởng lớn đến nền tảng tài chính.

Đặt trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, TS. Lê Xuân Nghĩa cảnh báo, hệ thống ngân hàng cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với "cơn bão" mới đó là nợ xấu ngày hôm nay chưa được xử lý xong thì lại có thêm nợ xấu mới và như vậy sẽ gây áp lực rất lớn đến tình trạng tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nếu tính cả việc giãn, hoãn, chuyển nhóm nợ, thì nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ còn tăng ít nhất là gấp đôi.

Hai người nước ngoài giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng là ai?

Cổ phiếu ngân hàng thi nhau 'bùng nổ', thanh khoản tăng đột biến nhờ quy định mới liên quan đến nợ xấu

NHNN cho phép ngân hàng thương mại kéo dài cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024

Thông tư 02: NHNN đã trình Chính phủ gia hạn thêm 6 tháng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-noi-gi-ve-viec-gia-han-thong-tu-02-ve-co-cau-no-211745.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia nói gì về việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ?
POWERED BY ONECMS & INTECH