Công ty chứng khoán FPT (FPTS) phân tích kỹ thuật và đưa ra nhận định mua, bán đối với các cổ phiếu: GEX, CII, VDS.
GEX: Giá mục tiêu 26.000 đồng/cp
Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, GEX dao động theo mẫu hình dạng Double Bottoms. Thanh khoản có sự gia tăng mạnh tại nhịp tăng của Second Bottom, cho thấy lực cầu đang hoạt động khá tích cực trong đà tăng này.
Giai đoạn kiểm định vai trò hỗ trợ vùng neckline ghi nhận mức thanh khoản thấp, cho thấy áp lực điều chỉnh đang khá yếu. Nến Long Bullish với thanh khoản bùng nổ phiên 22/11 báo hiệu cho khả năng cổ phiếu đã hoàn tất nhịp kiểm định, mở ra kịch bản tiếp diễn tăng giá khi lực cầu tích cực đã nhập cuộc trở lại.
MACD cắt qua ngưỡng zero line và tiếp tục mở rộng đã xác nhận cho tín hiệu phân kì của chỉ báo, củng cố cho khả năng nối dài xu hướng tăng ngắn hạn.
Mục tiêu gần của GEX là ngưỡng giá 26.000 đồng- vùng đỉnh tháng 09/2023 của cổ phiếu.
Nhà đầu tư có thể giải ngân vị thế mua quanh vùng giá hiện tại, nơi đang có sự hỗ trợ tích cực của lực cầu cho kì vọng tăng giá của cổ phiếu.
Ngưỡng Stoploss được xác định bên dưới mức 22.000 đồng- vùng neckline của mẫu hình Double Bottom và cùng là vùng hỗ trợ trung hạn của GEX.
>> Tập đoàn Gelex (GEX) sắp hết nợ trái phiếu ngắn hạn
Kỳ vọng cho sự tiếp diễn xu hướng tăng ngắn hạn của CII vẫn đang được
Trong điều kiện thanh khoản phiên phục hồi không lớn và CII vẫn giữ khung dao động hẹp 16.700 - 17.700 đồng thì điều này hàm ý về tín hiệu áp lực cung đã bị triệt tiêu sau 02 tuần hiệu chỉnh và tín hiệu bứt phá báo hiệu tiếp diễn chiều giá lên có thể được kỳ vọng các phiên tới.
MACD duy trì khoảng cách tích cực với đường signal và đang chớm vượt lên zero-line là cơ sở để kỳ vọng xung lực chiều giá lên có thể tiếp tục được mở rộng.
Mục tiêu cho vị thế Swing Trade được xác định ở mức 20.000 đồng, tương ứng ngưỡng Fibonacci 100% mở rộng cho nhịp tăng kể từ đầu tháng 11.
Khuyến nghị giao dịch
Trong điều kiện tín hiệu breakout chưa được kích hoạt, vị thế mua trong vùng giá hiện tại mang ý nghĩa báo hiệu sớm. Nhà đầu tư có thể giải ngân một phần và thực hiện tăng tỷ trọng khi đồ thị cổ phiếu cho thấy tín hiệu bứt phá.
Ngưỡng Stoploss được xác định bên dưới mức 16.500 đồng – tương ứng với tín hiệu cảnh báo rủi ro khi vai trò hỗ trợ động của đường EMA 20 phiên gặp thất bại.
>> Tổng Giám đốc CII: “Tồn tại là mừng…không đề cập tăng trưởng”
VDS phát đi tín hiệu báo mua theo kịch bản tăng ngắn hạn
Trên EOD, kể từ giai đoạn tạo đáy đầu tháng 11/2023 đến nay VDS đã ghi nhận sự hiện diện của mẫu hình giá tiếp diễn “Flag”. Điểm đáng lưu ý trong đó là giai đoạn tạo đà của mẫu hình không những giúp thanh khoản cổ phiếu phục hồi trở lại trên mức bình quân mà còn đưa đường giá vượt qua ngưỡng kháng cự động trung hạn EMA(60) phiên.
Trạng thái chỉ báo cho thấy sự đồng thuận, khi MACD mở rộng phân kỳ dương với signal sau tín hiệu giao cắt lên zerolines. RSI bật tăng sau giai đoạn giằng co trên ngưỡng trung tính và để mở dư địa hướng đến vùng quá mua 70.
Mục tiêu cho kịch bản tăng ngắn hạn được xác định theo 100% biên độ cột cờ tương ứng mức 18.000 đồng.
Tận dụng trạng thái Bollinger bandwith mới chớm giao cắt lên đường tín hiệu và diễn biến chỉ báo xung lực chưa có dấu hiệu quá mua, nhà đầu tư có thể thực hiện giải ngân theo chiến lược mua Breakout tại vùng giá hiện tại 16.000.
Quan sát biến động giá của VDS, có thể thấy đường EMA(20) thường đóng vai trò hỗ trợ - kháng cự cho các pha biến động giá ngắn hạn của cổ phiếu. Qua đó, stoploss cho vị thế mua của VDS được xác định tại ngưỡng 15.000 ứng với hỗ trợ động thứ cấp EMA(20) phiên.
>> Nhận định chứng khoán ngày 27/11: Đà hồi phục còn được duy trì?