Cổ phiếu gạo trước sóng giá nông sản: PAN, LTG, TAR... sẽ tăng trưởng bứt tốc?

13-09-2022 10:56|Đức Quân

Cổ phiếu gạo hiện đang được giới đầu tư quan tâm sâu sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo vào cuối tuần trước, thị trường giá cả nông sản dậy sóng. Giới đầu tư cũng quan tâm sâu đến diễn biến cổ phiếu gạo với kỳ vọng đón được sóng từ sự kiện này. 

Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ, chúng tôi xin điểm lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành kinh doanh, xuất khẩu gạo.

Giá các mặt hàng nông sản tăng sốc sau tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo

Cuối tuần trước, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ đã chính thức ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu. 

Ấn Độ chiếm 40% tỷ trọng trong ngành thương mại gạo toàn cầu, và việc quốc gia này hạn chế xuất khẩu sẽ giáng một cú đánh mạnh hơn vào những quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và nạn đói ngày càng trầm trọng.

Phản ứng với tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, thị trường nông sản cuối tuần qua và đầu tuần nay cũng tạo ra "cú sốc" với những người chưa kịp mở vị thế mua. Hợp đồng tương lai Giá Ngô, Hợp đồng tương lai giá Lúa Mỳ, Hợp đồng tương lai giá Đậu tương...đều tăng sốc!

Cơ hội nào cho cổ phiếu gạo Việt?

Sau thông tin lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được công bố thì giới đầu tư trong nước ngay lập tức cũng phản ứng với thông tin. Việt Nam là một trong hai quốc gia đang thường xuyên "so găng" ở vị trí số 2 về các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Khi "số 1" là Ấn Độ đã quyết định cấm xuất khẩu gạo thì điều này cũng có nghĩa, cơ hội gia tăng xuất khẩu cũng như giá xuất khẩu tăng lên sẽ thuộc về các quốc gia khác đang xuất khẩu nhiều gạo trong đó có Việt Nam.

Đối với giới đầu tư, lượng tìm kiếm thông tin về các cổ phiếu gạo tăng cao trong thời gian qua. Hiện, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng, thương mại, xuất khẩu gạo. 

1. CTCP Tập đoàn PAN (Mã chứng khoán: PAN)

PAN thành lập năm 2005 và từ năm 2013 bắt đầu chuyển thành tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm tiên phong cung cấp các sản phẩm chất lượng và giải pháp sáng tạo trong chuỗi giá trị tích hợp “3F” phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và thế giới. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 2,16 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản đã tăng 14 lần trong giai đoạn 2013- 2021 thông qua việc mua lại một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm (bánh kẹo, hạt khô, nước mắm, thủy sản) và lĩnh vực nông nghiệp (giống, thuốc BVTV, giải pháp trang trại) bao gồm CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, Bibica, Fimex, Aquatex Bến Tre, CTCP Khử trùng Việt
Nam...

Trong giai đoạn này, PAN đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đối với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 42% và 49%.

Theo thông tin mới đây, PAN vẫn đang miệt mài tìm kiếm các cơ hội M&A cho cả mảng kinh doanh Nông nghiệp và Thực phẩm. Công ty dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và huy động 1.567 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2023 và dành 400 tỷ đồng cho giao dịch M&A. 880 tỷ đồng còn lại công ty sẽ tăng sở hữu tại các công ty con hiện có (VFG, ABT, NSC, 584 NT và LAF).

Theo SSI Research, PAN Farm cho thấy sự tăng trưởng bền vững nhờ điều kiện thời tiết tốt hơn và đóng góp từ các loại giống mới. Ngoài sự tăng trưởng từ doanh thu từ giống lúa, thì Doanh thu từ gạo có mức tăng vượt bậc 66% so với cùng kỳ, nhờ vào cả hai yếu tố là tăng sản lượng tiêu thụ và tăng giá bán bình quân.

Cũng theo SSI Research, PAN Farm chủ yếu bán hàng qua các kênh thương mại hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như Vinmart, Coopmart, Big C) tại thị trường nội địa. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu còn khá khiêm tốn (<5%)

2.  Tập đoàn Lộc Trời (Mã chứng khoán: LTG)

Tập đoàn Lộc Trời - tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học.

Nửa đầu năm 2022, doanh thu của công ty đạt mức tăng tốt, tuy nhiên do áp lực chi phí khiến lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Lộc Trời không chỉ hoạt động trong lĩnh vực gạo. Nếu như hệ sinh thái của PAN "xuyên" rất nhiều mảng như bánh kẹo, nước mắm, thủy hải sản, hoa quả sấy khô, gạo, thuốc bảo vệ thực vật....thì Lộc Trời chủ yếu đi bằng 2 chân: Gạo và thuốc bảo vệ thực vật.

Riêng về năng lực sản xuất gạo, năm 2021, LTG xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo đến nhiều quốc gia châu Âu, châu Úc, châu Á, Trung Đông và châu Phi, tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Hoạt động xuất khẩu gạo của LTG kỳ vọng tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm sắp tới khi LTG đã mở rộng hiệu quả thị trường.

3. Trung An (Mã chứng khoán: TAR)

Khác với PAN, LTG là 2 doanh nghiệp đi theo hướng chuỗi khép kín và hệ sinh thái rộng, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) tiền thân là Công ty TNHH Trung An, được thành lập ngày 16/08/1996 tại Thành phố Cần Thơ. TAR khởi đầu với ngành nghề Kinh doanh chế biến xay xát gạo. Làn sóng xuất khẩu nông sản kéo công ty vào cuộc mấy năm trở lại đây và hiện nay, TAR là một trong những công ty chế biến gạo xuất khẩu hàng đầu.

6 tháng đầu năm 2022, TAR đạt doanh thu 1.723 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 46 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 154% so với cùng kỳ.

Từ tháng 8/2020, Trung An cũng đã xuất khẩu gạo mang thương hiệu Trung An vào thị trường châu Âu. Đại diện Công ty chia sẻ với báo giới, hiện toàn bộ gạo của Công ty bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An. Sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Trung An hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty. Hiện TAR đã phát triển được hơn 30.000ha vùng nguyên liệu liên kết.

Thị trường chứng khoán cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực gạo nổi tiếng nữa như NSC (giống cây trồng Miền Bắc-thuộc hệ sinh thái của PAN); Công ty Lương thực miền Nam (VSF), công ty Thương mại Kiên Giang (KTC), Agimex (AGM)...nhưng do cổ phiếu thanh khoản khá thấp nên trong bài viết nhỏ này chúng tôi xin điểm qua trước bộ 3 doanh nghiệp nổi trội nêu trên trước.

>> Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo: Nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu>

>> Xuất khẩu gạo: Việt Nam và Thái Lan sẽ tranh ngôi đầu bảng?

>

Giảm 62%, thêm cổ phiếu ăn khách có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch

Lộc Trời (LTG) báo lỗ kỷ lục 327 tỷ trong quý 3, vay nợ thêm 3.700 tỷ

Gạo Trung An (TAR) báo lãi quý 3 gấp 6 lần cùng kỳ

Bài thuộc chủ đề Nông nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-gao-truoc-song-gia-nong-san-pan-ltg-tar-se-tang-truong-but-toc-148467.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cổ phiếu gạo trước sóng giá nông sản: PAN, LTG, TAR... sẽ tăng trưởng bứt tốc?
POWERED BY ONECMS & INTECH