Xuất khẩu gạo: Việt Nam và Thái Lan sẽ tranh ngôi đầu bảng?

12-09-2022 05:26|Lan Hương

Sau Ấn Độ, vị trí á quân về xuất khẩu gạo đang ở thế cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và Thái Lan. Dự đoán, từ nay đến cuối năm 2022, Thái Lan sẽ nâng cao chất lượng gạo, đẩy mạnh xuất khẩu để giành vị trí quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Việc quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất đang tạo cơ hội cho Việt Nam và Thái Lan vươn lên dẫn đầu.
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2022

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết quốc gia này đang đặt mục tiêu xuất khẩu gạo ở mức 7,5 triệu tấn trong năm nay, tăng so với mục tiêu trước đó là 7 triệu tấn.

Theo Chính phủ Thái Lan, thời tiết thuận lợi đã góp phần làm tăng sản lượng gạo, trong khi đồng Baht yếu giúp giá gạo Thái Lan cạnh tranh hơn.

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7, Thái Lan đã xuất khẩu được 4,09 triệu tấn gạo, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2021.

204016-thai-lan-giam-gia-gao-de-ho-tro-nguoi-dan-bi-anh-huong-boi-dich-covid-19.jpeg

Đồng Baht đang ở mức gần như thấp nhất so với đồng USD trong hơn 15 năm qua.

Bộ Thương mại Thái Lan dự báo sản lượng gạo của nước này trong mùa vụ 2022 - 2023 có thể đạt 26,92 triệu tấn, tăng 2,09% so với mùa vụ trước đó.

Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Việt Nam.

Nhu cầu đối với gạo Thái Lan đã tăng cao trong năm nay do các nước tìm cách đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh xung đột tại Ukraine khiến việc nhập khẩu các lương thực khác như bột mì gặp khó khăn.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt 6,5 – 6,7 triệu tấn trong năm nay

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lũy kế đến trung tuần tháng 8, cả nước gieo cấy được 6,7 triệu ha lúa, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2021, đã thu hoạch khoảng 4,4 triệu ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái; năng suất bình quân đạt 63,3 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt gần 28 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành trồng trọt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất, với gieo trồng khoảng 7,24 triệu ha, với sản lượng trên 43 triệu tấn thóc.

1465289763-xkg.jpeg

Do đó, nếu không có bất thường thời tiết, dịch bệnh, chúng ta hoàn toàn có đủ sản lượng thóc để đảm bảo xuất khẩu gạo từ 6,5 – 6,7 triệu tấn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo 6,5 – 6,7 triệu tấn và giá gạo thế nào còn phụ thuộc vào thị trường thế giới.

Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 479 USD/tấn, giảm hơn 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, việc thị trường các nước EU, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu gạo Việt Nam, giá lúa gạo tại các thị trường này mà tăng, thì chắc chắn giá gạo xuất khẩu của chúng ta có nhiều thuận lợi.

Khi đó, xuất khẩu gạo không những đạt được những thành tích mà ngành lúa gạo cũng cần nhiều giải pháp để nâng cao sản lượng, chất lượng, xây dựng thương hiệu.

Gạo Việt trở thành đối thủ “đáng gờm” của gạo Thái

Theo đánh giá của nhiều nhà nhập khẩu, gạo Việt Nam ngày càng có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ Thái Lan; thương nhân Thái cũng đang lo ngại trước sức cạnh tranh của gạo Việt và Thái Lan có thể bị mất thị phần... Đây là điều kiện cần để ngành lúa gạo Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường mới, tất nhiên với sự hỗ trợ hơn nữa từ chính sách của Nhà nước nhằm kéo giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu...

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây khi xuất khẩu vào Bắc Âu.

c214dd3775f1cdbf417591ba0f24be99.jpeg

Trong đó, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA) có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

Do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường như gạo Ấn Độ, Thái Lan. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

Bức tranh xuất khẩu gạo Việt Nam lâu nay vẫn được so sánh với đối thủ Thái Lan, song các giống gạo của Việt Nam có điểm khác là đa dạng hơn, có gạo ngắn, gạo tròn với nhiều chủng giống mà Thái Lan, Campuchia không có.

Tương tự, Thái Lan, Campuchia cũng không có các giống gạo hạt dài, nhưng có điểm chung về thị trường xuất khẩu là Philippines. Và, ngành lúa gạo Việt Nam tự hào khi người dân Philippines nói thích gạo Việt Nam hơn gạo Thái Lan. Một phần do người tiêu dùng Philippines đã quen sử dụng gạo Việt Nam nên gạo Thái khó có cửa cạnh tranh.

Để đưa gạo Việt Nam vào các thị trường khó tính, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đặc biệt lưu ý xu hướng sản xuất, kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn ngày càng được quan tâm. Xu hướng này liên quan đến nhiều khía cạnh trong chuỗi cung ứng, bao gồm điều kiện làm việc, sử dụng nước, quản lý chất thải...

Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được người mua Bắc Âu chấp nhận nếu tuân thủ các sáng kiến bền vững.

Xem thêm: Gạo Ông Cua ST25 chính thức được phân phối tại thị trường Anh 

Quốc gia mua gạo nhiều nhất thế giới tăng nhập từ Thái, báo động gạo Việt Nam

Tập đoàn gạo lớn nhất Australia muốn mở rộng đầu tư - doanh nghiệp, nông dân Việt 'gặp thời'

HDBank tăng ‘vốn xanh’ cùng gạo Việt vươn tầm

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xuất khẩu gạo: Việt Nam và Thái Lan sẽ tranh ngôi đầu bảng?
POWERED BY ONECMS & INTECH