Cổ phiếu PDR thiết lập chuỗi 18 phiên giảm liên tiếp sau 12 năm lên sàn

11-11-2022 16:25|Kiều Thơ

Việc một cổ phiếu giảm liên tục trong gần 1 tháng giao dịch là điều rất hiếm gặp đối với một cổ phiếu VN30.

Cổ phiếu ghi nhận chuỗi giảm giá lịch sử: Trong lịch sử hơn 12 năm niêm yết (từ cuối tháng 7/2010) tới nay, cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (sàn HOSE) chưa một lần ghi nhận chuỗi giảm điểm quá 10 phiên liên tiếp.

Tuy nhiên, những tháng nửa đầu quý 4/2022 đang giúp cho mã phá kỷ lục cũ với lần lượt 5 - 10 - 15 và... phiên chìm trong sắc đỏ.

Phiên 11/11/2022, cổ phiếu PDR như thường lệ tiếp tục giảm sàn sớm và duy trì mức giá này đến khi thị trường đóng cửa. Đáng nói, đây đã là phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu VN30 này kể từ ngày 4/11 đồng thời cũng là phiên giảm giá thứ 18 liên tiếp của mã này gần 1 tháng giao dịch trở lại đây.

Tính từ mức 49.700 đồng (phiên 18/10), kết phiên 11/11, cổ phiếu PDR chỉ còn giá 26.200 đồng (thanh khoản đạt 220.000 đơn vị cùng dư bán sàn hơn 55 triệu cổ phiếu.

Tính chung trong khoản thời gian này, thị giá cổ phiếu PDR mất tới 23.500 đồng - tương ứng giảm 47%; vốn hóa mất gần 15.800 tỷ và đặc biệt là không ít cổ đông đang dần mất đi ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp.

Rộng hơn, nếu tính từ mức đỉnh lịch sử 72.500 đồng (giá sau điều chỉnh - phiên 9/12/2021), cổ phiếu PDR đã giảm tới 64% giá trị sau 11 tháng - mức giảm quá lớn đối với một trong những cổ phiếu bất động sản đầu ngành. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc liên tiếp nhưng ngành gần đây, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt đã bị một số công ty chứng khoán thông báo bán giải chấp cổ phần. Chi tiết

Phát Đạt giải trình ra sao? Trong công văn giải trình mới nhất, phía Phát Đạt cho biết, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu giảm do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư nên nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

Phía PDR cũng khẳng định, cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch minh bạch trên sàn HOSE, giá mua bán cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường cũng như các tác động của chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến ngành bất động sản.

Còn nhớ tại ĐHCĐ thường niên 2022 diễn ra hồi nửa cuối tháng 3/2022, cổ đông từng chất vấn lãnh đạo Phát Đạt về "động lực nào cho cổ phiếu PDR tăng trưởng trong năm 2022?". Phúc đáp, lãnh đạp Tập đoàn cho biết: Vấn đề cổ phiếu của PDR là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản của công ty là tốt (bởi công ty có nhiều quỹ đất tiềm năng và hứa hẹn mang lại hiệu quả cao) cùng với sự phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Do vậy trong tương lại, Phát Đạt có niềm tin về sự tăng trưởng của cổ phiếu PDR". 

pdr-g.png

Tại thời điểm này, cổ phiếu địa ốc này đang neo tại mức 68.x đồng - gấp tới 2,6 lần mức giá ở thời điểm hiện tại

Nguyên nhân nào dẫn đến đà lao dốc? Trở lại với câu chuyện kinh doanh của Bất động sản Phát Đạt, tại báo cáo tài chính quý 3/2022 vừa qua, công ty khi nhận khoản lợi nhuận tài chính đầy bất ngờ nhờ "bán con" trong bối cảnh doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn 11 tỷ đồng.

loi-nhuan-tai-chinh-cua-phat-dat-pdr-cac-quy-gan-day-dtv_-ty-dong-.png

Việc thu từ hoạt động kinh doanh chính èo uột có thể chính là khởi đầu cho xu hướng xả bán cổ phiếu PDR của nhà đầu tư ngay sau thời điểm công bố kết quả kinh doanh.

Trong khi doanh thu bán dự án gần như "mất hút", lượng hàng tồn kho đến cuối quý của công ty tăng tới gần 1.200 tỷ lên mức 13.380 tỷ đồng - chiếm 52% quy mô tổng tài sản của Phát Đạt.

Đến cuối quý, tổng nợ của PDR tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng - đạt 15.400 tỷ - gấp gần 1,5 lần vốn chủ sở hữu.

Trong cơ cấu nợ của tập đoàn, ghi nhận nợ ngắn hạn ở mức 11.400 tỷ đồng (chiếm 74%). Tổng nợ vay tài chính của Phát Đạt hiện ở mức 5.265 tỷ đồng - tăng gần 54% so với đầu kỳ.

Trong số này, bên cạnh các khoản vay ngân hàng, Tập đoàn cũng ghi nhận các khoản vay nợ 2.845 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu (10 lô).

Tính đến hết ngày 30/9/2022, công ty đang dùng hơn 161,6 triệu cổ phiếu PDR (chiếm gần 22,6% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành) làm tài sản thế chấp cho các khoản vay nợ tài chính.

Được biết, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt đang là cổ đông lớn nhất tại Bất động sản Phát Đạt với khối lượng nắm giữ lên đến hơn 332 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 49,45%); cổ đông lớn còn lại là Công ty TNHH Phát Đạt Holdings với lượng sở hữu 73,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,96%).

Còn nhớ tại ĐHCĐ thường niên hồi cuối tháng 3/2022, trả lời cổ đông về rủi ro từ các khoản vay ngắn hạn trong khi việc hoạt động khai thác dự án bất động sản là cần dòng tiền chi lớn và thời gian triển khai lâu dài, lãnh đạo PDR cho biết: "Công ty hoạt động theo phương châm là phát triển tốc độ nhưng bền vững và đặc biệt chú trọng yếu tố dòng tiền. Các dự án ngắn hạn sẽ đưa về dòng tiền nhanh song ngoài thực hiện các dự án ngắn hạn, công ty cũng phát triển song song các dự án dài hạn và các nguồn lợi nhuận từ các dự án dài hạn đem về là không hề nhỏ".

Về vấn đề tài chính, lãnh đạo Phát Đạt nhấn mạnh công ty cũng tập trung rất kỹ vào quản trị rủi ro và tạo dòng tiền đều đặn, liên tục nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhưng bền vững.

Tuy nhiên tại thuyết minh báo cáo tài chính quý 3 vừa đây, lưu chuyển tiền thuần đối với hoạt động kinh doanh của Phát Đạt bất ngờ âm nặng tới 1.760 tỷ đồng so với mức âm 61,6 tỷ hồi quý 3 năm ngoái; lưu chuyển tiền và tương đương cũng âm nặng gần 550 tỷ so với đầu năm.

Nhà thi đấu hơn 2.000 tỷ đồng do liên doanh Phát Đạt (PDR) đầu tư sẽ khởi công vào năm 2026

Dự án gần 2.000 tỷ đồng trên khu đất vàng tại TP. HCM sắp được khởi công sau nhiều năm ‘bất động’

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-pdr-thiet-lap-chuoi-18-phien-giam-lien-tiep-sau-12-nam-len-san-157776.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cổ phiếu PDR thiết lập chuỗi 18 phiên giảm liên tiếp sau 12 năm lên sàn
    POWERED BY ONECMS & INTECH