Cổ phiếu "thủng" mệnh giá, Chứng khoán Apec (APS) rút hồ sơ tăng vốn khủng

21-12-2022 16:53|Bảo Bảo

Trước đó, tại Nghị quyết HĐQT ngày 11/7/2022 HĐQT công ty đã thông qua phương án chào bán thêm 83 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:1).

CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương - APEC (Mã APS - HNX) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng với lý do "diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc phát hành và lợi ích của cổ đông".

Trước đó, tại Nghị quyết HĐQT ngày 11/7/2022 HĐQT công ty đã thông qua phương án chào bán thêm 83 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:1) với giá chào bán 10.000 đồng (thời gian chào bán trong năm 2022 sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Nếu chào bán thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng gấp đôi lên mức 1.660 tỷ đồng - tương ứng 166 triệu cổ phiếu. Số tiền thu được từ chào bán sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn cho vay margin (500 tỷ); bổ sung vốn tự doanh (300 tỷ) và bổ sung vốn lưu động (30 tỷ).

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 21/12/2022, cổ phiếu APS chính thức rời mệnh giá sau khi giảm sàn về 9.300 đồng; khớp lệnh đến cuối phiên hơn 2,5 triệu đơn vị.

Trước đó, sau khi rơi về mức 4.200 đồng (phiên 15/11), cổ phiếu này bất ngờ xuất hiện chuỗi 13/14 phiên tăng mạnh trong đó có 12 phiên tăng trần; thị giá được kéo tăng tới 200% lên mức 12.600 đồng/cổ phiếu. Sau giai đoạn này, cổ phiếu APS bắt đầu điều chỉnh về mức giá như hiện tại.

Nếu tính từ thời điểm HĐQT công ty duyệt phương án tăng vốn, cổ phiếu APS đã giảm gần 30% từ mức 13.100 đồng. Tính từ đầu năm, cổ phiếu này đã giảm 76% từ mức 39.300 đồng thị giá. Rông hơn, từ mức đỉnh lịch sử 63.000 đồng từng chạm tới trong phiên 19/11/2021, cổ phiếu này đã mất tới 85% giá trị.

Được biết Chứng khoán Apec là một trong 3 trụ cột trong hệ sinh thái Apec Group bên cạnh Đầu tư IDJ và Đầu tư API.

Đáng chú ý, cả 3 công ty này đều có liên quan đến Thạc sỹ Kinh tế tại Đại học Trento (Ý) - Nguyễn Đỗ Lăng (SN 1974).

ap.png

Năm 2021, dưới "triều đại" của vị lãnh đạo này, cả 3 doanh nghiệp trên đều ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục trong đó đáng kể nhất là Chứng khoán Apec với khoản lãi hơn 560 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng là năm dòng tiền kinh doanh của cả nhóm bất ngờ âm kỳ lục.

Kết thúc nửa đầu năm 2022, thị trường chứng khoán gặp khó, cổ phiếu lao dốc mạnh đã khiến cho kế hoạch lãi đậm của cả 3 doanh nghiệp này trở nên "xa vời" - đặc biệt là Chứng khoán Apec khi công ty báo lỗ sau thuế kiểm toán hơn 300 tỷ đồng và trở thành một trong 2 công ty chứng khoán lỗ đậm nhất nửa đầu năm.

Danh mục tự doanh của APS với chủ lực là các cổ phiếu cùng họ đã không còn "đẻ trứng vàng".

Quý 3 vừa qua, Chứng khoán APEC báo lãi lòng chỉ hơn 8,2 tỷ đồng và không đủ để khiến lợi nhuận 9 tháng chuyển biến tích cực khi vẫn lỗ ròng tới 296 tỷ.

Một họ cổ phiếu từng "làm mưa làm gió" giúp nhà đầu tư giàu nhanh sau gần 1 năm đã đang trở thành ác mộng của những cổ đông lỡ thời đu đỉnh, cả 3 mã này đều đã giảm trên 80% (tại thời điểm nửa đầu tháng 11 là hơn 90%).

Sau biến cố bị khởi tố, vợ Nguyễn Đỗ Lăng bán cổ phiếu CSC, chứng khoán APS lại mua vào

Kiểm toán vào cuộc, Chứng khoán Apec (APS) từ lãi đậm hoá lỗ trăm tỷ

Chứng khoán APEC chốt ngày công bố BCTC kiểm toán bán niên, cổ phiếu APS thoát nguy cơ hạn chế giao dịch?

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-thung-menh-gia-chung-khoan-apec-aps-rut-ho-so-tang-von-khung-163232.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cổ phiếu "thủng" mệnh giá, Chứng khoán Apec (APS) rút hồ sơ tăng vốn khủng
POWERED BY ONECMS & INTECH