Chi 165 triệu đồng sau 4 phiên, "kỳ lân" công nghệ VNG có thêm 14.660 tỷ đồng vốn hóa; thị giá gấp hơn 2 lần mã đắt thứ 2 thị trường; vốn hóa thâm chí cao hơn một số cổ phiếu VN30 hiện tại.
Trong phiên chiều 6/2/2023, cổ phiếu của CTCP VNG (VNG) chứng kiến phiên thứ 4 liên tiếp có lệnh khớp ở mức giá trần. Khối lượng tiếp tục là 100 cp, giống như 3 phiên trước. 100 cp VNZ được khớp lệnh ở mức giá trần 510.900 đồng/cp, tương ứng giá trị giao dịch hơn 51 triệu đồng.
Đây là phiên thứ 4 liên tiếp VNZ tăng trần, mỗi phiên 1 lệnh khớp 100 cp và được giữ nguyên đến hết phiên.
Với mức giá hiện tại, giá cổ phiếu VNZ đã tăng gấp hơn 2 lần so với cổ phiếu đắt thứ 2 trên thị trường chứng khoán là VCF (240.800 đồng), gấp 2,6 lần giá cổ phiếu SAB (195.400 đồng) và GAB (196.400 đồng); mã cũng tăng gấp 3,6 lần cổ phiếu đắt thứ 2 sàn UpCom là IME (141.000 đồng).
Với hơn 28,7 triệu cp đang lưu hành, vốn hóa của VNZ tại ngày 6/2 đã tăng lên hơn 18.310 tỷ đồng (gấp đôi so với trước ngày 1/2 - thời điểm VNZ có phiên giao dịch có lệnh khớp đầu tiên kể từ khi lên sàn vào ngày 5/1/2023).
Đáng nói, với việc chỉ cần chi 165 triệu đồng để "kéo trần" cổ phiếu trong 4 phiên liên tiếp VNG đã có thêm tới 14.660 tỷ đồng vốn hóa. Thậm chí, vốn hóa của cổ phiếu VNZ hiện tại gấp tới hơn 2 lần vốn hóa của cổ phiếu PDR (Phát Đạt - chỉ hơn 9.200 tỷ đồng) và gần tương đương với vốn hóa của Nhà Khang Điền (19.400 tỷ đồng).
Ông Minh cũng trở thành doanh nhân công nghệ giàu thứ 3 Việt Nam sau khi vượt mặt 2 lãnh đạo FPT là Nguyên TV HĐQT Trương Thị Thanh và Chủ tịch Đỗ Cao Bảo với khối tài sản tăng thêm 720 tỷ đồng lên 1.566 tỷ đồng.
2 người Việt Nam giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ hiện tại là ông Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT), ông Bùi Quang Ngọc (Phó Chủ tịch FPT).
Bên cạnh ông Minh, ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG cũng có mức tài sản tăng vọt lên 637 tỷ đồng.
Không chỉ ông Minh, các cổ đông lớn của VNZ cũng “vui lây” với mức tài sản tăng mạnh. VNZ đang có tỷ lệ sở hữu cô đặc với trên 83% vốn do các cổ đông lớn và một thành viên ban lãnh đạo nắm giữ. Trong đó, VNG Limited - cổ đông ngoại duy nhất của VNZ có trụ sở tại Cayman Islands - đang nắm 61,12% cổ phần lưu hành, tương đương 17,56 triệu cp. Giá trị tài sản của VNG Limited tại ngày 6/2 gần 9 ngàn tỷ đồng.
Động lực tăng giá đến từ 2 năm lỗ ròng?
Chuỗi tăng giá ấn tượng của VNZ diễn ra bất chấp Doanh nghiệp vừa công bố BCTC quý 4/2022 với kết quả ảm đạm. Riêng quý 4/2023, Công ty lỗ thêm hơn 547 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, doanh thu gần như đi ngang, đạt 7,8 ngàn tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế hơn 1,3 ngàn tỷ đồng (năm 2021 chỉ lỗ 71 tỷ đồng).
Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của VNG đạt 7.801 tỷ, tăng 2%; lỗ sau thuế kỷ lục hơn 1.315 tỷ đồng kể từ khi công bố thông tin đẩy mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 vế xấp xỏ 5.311 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của VNG đạt hơn 9.092 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, 3.079 tỷ đồng là tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng, chiếm 1/3 tổng tài sản.