Lifestyle

“Cơn khát” của một ngành học: cần đến 50.000 nhân lực, chưa tốt nghiệp đã được săn đón, mức lương lên đến 70 triệu đồng/tháng

Hoàng Giang 19/10/2023 08:15

Ở Việt Nam hiện nay đang có một ngành học cực kỳ “khát” nhân lực

Ngành thiết kế vi mạch được dự đoán sẽ trở thành một trong những ngành “hot” tương lai. Thiết kế vi mạch (Integrated Circuit Design hoặc VLSI Design) là ngành tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip điện tử hay còn được biết đến với tên gọi mạch tích hợp (IC).

Empty

Mới đây bà Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ GD&ĐT, đã chia sẻ thông tin về việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này. Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào lĩnh vực vi điện tử và bán dẫn tại Việt Nam, trong đó ngành thiết kế vi mạch chiếm một phần lớn nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao và có thể còn tăng thêm.

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, nhu cầu về nguồn nhân lực cho lĩnh vực này trong 5 năm tới sẽ đạt khoảng 20.000 và dự kiến tăng lên khoảng 50.000 trong 10 năm tới, đều yêu cầu có trình độ đại học hoặc cao hơn.

Cũng theo dữ liệu từ Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn tại TP.HCM (HSIA), kể từ năm 2019, Việt Nam hàng năm đều cần tới khoảng 1.000 chuyên viên trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Trong số này, TP.HCM đáp ứng khoảng 53% nhu cầu tuyển dụng.

Trước đó, PGS Nguyễn Đức Minh - Trưởng khoa Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết hiện tại lĩnh vực vi mạch tại Việt Nam đang có khoảng 5.000 kỹ sư, làm việc tại 50 doanh nghiệp trong đó phần lớn là chuyên viên thiết kế vi mạch. Mỗi năm, các công ty này cần thêm khoảng 150-200 kỹ sư. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp quốc tế lớn như Infineon, Renesas, Marvell và Samsung đang có kế hoạch mở rộng văn phòng và nhà máy tại khu vực phía Bắc của Việt Nam. Chính vì thế, ông dự đoán rằng trong thời gian sắp tới nhu cầu tuyển dụng mỗi năm cho ngành này sẽ tăng lên khoảng 250-300 kỹ sư.

Học ngành gì? Học trưởng nào?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học có khoa Điện - điện tử, Điện tử viễn thông hoặc khoa Công nghệ đều giảng dạy các kiến thức cơ bản liên quan đến công nghệ vi mạch, mạch tích hợp (integrated circuit) hoặc bán dẫn (semiconductor).

Vào đầu tháng 9/2023, Đại học FPT cùng với Công ty Bán dẫn FPT đã thông báo việc mở khoa chuyên về Vi mạch Bán dẫn và dự kiến sẽ bắt đầu tuyển sinh từ năm sau. Đại học FPT đang tiến hành đàm phán hợp tác với một số trường đại học tại Mỹ và Đài Loan để hoàn thiện chương trình, giáo trình và tiêu chuẩn đào tạo. Cả hai địa điểm này là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực chip và bán dẫn cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cùng với đó, Đại học FPT cũng đang lên kế hoạch liên kết với các trung tâm đào tạo và doanh nghiệp để mang đến một loạt các chương trình đào tạo từ khoá học ngắn hạn đến chương trình cao học.

Cùng thời điểm, Đại học Bách khoa Hà Nội đã mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch, thuộc ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông. Điểm chuẩn ngành này theo phương thức thi tốt nghiệp THPT 2023 là 26,46 (khối A00, A01) với chương trình chuẩn và 25.99 (khối A00, A01) với chương trình tiên tiến.

Theo tiến trình đào tạo, trong 3 năm đầu, sinh viên được trang bị các khối kiến thức về Toán học và khoa học cơ bản, Điện tử - Viễn thông như: Toán, Vật lý, Lập trình, Mạch điện tử, Cấu trúc máy tính, Xử lý tín hiệu và thông tin.

Từ năm thứ tư, sinh viên bước vào chuyên ngành thiết kế vi mạch. Các bạn được học về Hệ thống nhúng và thiết kế giao tiếp nhúng, Cơ sở công nghệ vi điện tử, Thiết kế mạch tích hợp cỡ lớn VLSI, Thiết kế IC tương tự (Analog IC Design), Kiểm chứng và kiểm tra vi mạch (IC Verification and Testing).

Đại học Bách khoa Hà Nội đang mở chuyên ngành thiết kế vi mạch

Đại học Bách khoa Hà Nội đang mở chuyên ngành thiết kế vi mạch

Còn tại Đại học Bách khoa TP.HCM, bên cạnh chuyên ngành thiết kế vi mạch thuộc ngành Điện tử - Viễn thông (với điểm chuẩn năm 2023 đạt 66,59 dựa theo tiêu chí tính điểm đặc biệt) từ năm 2021 đã giới thiệu chuyên ngành mới: Thiết kế mạch - Phần cứng với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ tiếp cận các môn học như: Thiết kế hệ thống nhúng, Cấu trúc máy tính, Kỹ thuật số nâng cao và nhiều môn khác liên quan đến vi mạch số và tương tự.

Mức lương “trong mơ”

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này có thể phục vụ ở các vị trí như:

  • Kỹ sư chuyên về thiết kế và sản xuất mạch điện tử, bán dẫn.
  • Chuyên viên quản lý và vận hành quy trình sản xuất.
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D).
  • Chuyên viên quản lý chất lượng.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập các tập đoàn và công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn.

Khảo sát của HSIA cho thấy rằng mức lương khởi điểm cho kỹ sư thiết kế vi mạch là khoảng 15 triệu đồng/tháng. Với 1-3 năm kinh nghiệm, thu nhập có thể tăng lên 15-30 triệu đồng và lên đến 0,6-1 tỷ đồng/năm sau 6 năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỷ mỗi năm.

Empty

Ở Đại học Bách khoa Hà Nội, theo PGS. Minh, sinh viên chuyên ngành thiết kế vi mạch được “săn đón” khi mới ra trường với mức lương khởi điểm 15-20 triệu đồng. Còn với 5-10 năm kinh nghiệm, lương có thể lên tới 2.500-3.000 USD/tháng.

Còn ở Đại học Bách khoa TP.HCM, nhiều doanh nghiệp liên tục tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Một số công ty thậm chí đã liên hệ với sinh viên từ năm thứ hai hoặc ba thông qua các cơ hội thực tập, học bổng và công việc part-time. Điều này phản ánh tiềm năng và nhu cầu của ngành.

Bất ngờ 10 chuyên ngành đại học có thu nhập siêu “khủng” sau khi tốt nghiệp: Cao nhất lên đến hơn 2,4 tỷ đồng!

Hé lộ 11 công ty đang 'khát nhân lực': Hàng loạt vị trí 'trong mơ', kiếm gần 3 tỷ đồng/năm mà chỉ cần ngồi ở nhà

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/con-khat-cua-mot-nganh-hoc-can-den-50000-nhan-luc-chua-tot-nghiep-da-duoc-san-don-muc-luong-len-den-70-trieu-dong-thang-d110076.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
“Cơn khát” của một ngành học: cần đến 50.000 nhân lực, chưa tốt nghiệp đã được săn đón, mức lương lên đến 70 triệu đồng/tháng
POWERED BY ONECMS & INTECH