Doanh nghiệp

Công an 'điểm tên' 28 người bị hại vụ giả danh Công an, VKS gọi điện lừa đảo: Bất ngờ người 'chịu chi' chục tỷ

Hồ Nga 06/04/2024 - 19:22

Đối tượng gọi đến báo nạn nhân liên quan vụ án, vụ điều tra nào đó... và yêu cầu bị hại chuyển tiền "chứng minh trong sạch".

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đang phối hợp rà soát bị hại trong các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.

Có 28 người "nhẹ dạ", chuyển tiền cho đối tượng nhằm "chứng minh trong sạch"

Thông tin về vụ án, các đối tượng dùng thủ đoạn giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án,... liên lạc qua điện thoại, mạng xã hội đe dọa người dân. Nội dung đe dọa chủ yếu rằng họ có liên quan đến vụ án ma túy; bắt cóc trẻ em; rửa tiền....

Thậm chí nội dung đe dọa còn "ngáo" hơn khi thông báo thuê bao di động của bị hại liên quan đến việc các đối tượng lợi dụng để đăng tải các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước và sẽ bị cắt thuê bao...

Cùng với đó, các đối tượng thông báo bị hại sẽ có lệnh bắt tạm giam, phong tỏa tài sản, cắt thuê bao di động...

Khi gọi điện thoại, nắm bắt tâm lý, "đoán" người bị hại đang lo sợ, thì các đối tượng giả mạo yêu cầu phải hợp tác với cơ quan chức năng để chứng minh tiền trong sạch, không liên quan đến tội phạm.

Phương thức "chứng minh" là yêu cầu bị hại đến ngân hàng đăng ký tài khoản và dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp các thông tin đăng nhập, mã OTP cho đối tượng, rút sổ tiết kiệm, vay tiền... gửi vào tài khoản mới mở.

Khi bị hại gửi hết tiền vào tài khoản mới mở mang tên mình, đối tượng sẽ chiếm quyền sử dụng và chuyển hết tiền đến các tài khoản khác.

>> Lợi dụng quy hoạch, Chủ tịch công ty Thăng Long lừa huy động vốn, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn

Bất ngờ, chỉ với những lời dọa nạt, những hướng dẫn cách "chứng minh" đó, mà có rất nhiều người vẫn nhẹ dạ, cả tin, hoặc lo sợ về những hành vi của mình, dẫn đến mất tiền lớn.

Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định có 28 bị hại trên địa bàn TP Hà Nội, và các đối tượng đã sử dụng 18 tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ bị hại.

Cùng với đó, cơ quan cảnh sát điều tra công bố tên 28 bị hại, số tiền bị chiếm đoạt, và khẩn tìm những người bị hại liên hệ công an Hà Nội hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc.

Công an 'điểm tên' 28 người bị hại vụ giả danh Công an, VKS gọi điện lừa đảo: Bất ngờ người 'chịu chi' chục tỷ

>> Bắt tạm giam đối tượng chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng với thủ đoạn lừa đáo hạn ngân hàng

Bất ngờ người bị lừa nhiều tiền nhất, hàng chục tỷ đồng

Trong danh sách 28 bị hại, có nhiều người đã "chịu chi" số tiền rất lớn, hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng để có thể "thoát", chứng minh mình trong sạch.

Đáng chú ý, người bị lừa nhiều tiền nhất lại là hai vợ chồng hưu trí, có con làm trong ngành công an. Hai vợ chồng mới bị lừa vào đầu tháng 1/2024 vừa qua với số tiền khủng 10 tỷ đồng.

Cũng trong những ngày tháng 1/2024, một cặp vợ chồng lớn tuổi khác bị lừa số tiền 10 tỷ đồng như cặp vợ chồng hưu trí kể trên.

Những người bị lừa mất tiền tỷ cũng rất nhiều, trong đó có một cặp vợ chồng là giáo viên về hưu bị chiếm đoạt 2,3 tỷ đồng vào tháng 9/2023; và một người phụ nữ khác cùng trong khoảng thời gian này bị lừa 1,5 tỷ đồng.

Ngay sau đó, tháng 10, một phụ nữ sinh năm 1949-1950, trú tại quận Hai Bà Trưng bị chiếm đoạt 2 tỷ đồng.

>> Thủ đoạn lừa đảo mới: Chiếm đoạt tài sản trên các sàn thương mại điện tử

Mất mát lớn hơn, có trường hợp 2 vợ chồng hưu trí ở Thạch Thất hoặc Ba Vì, Hà Nội bị lừa 1,9 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm và cả tiền bán khoảng 20 cây vàng. Một nam nhân khác ở Sơn Tây bị lừa đảo chiếm đoạt 1,9 tỷ đồng.

Thậm chí có trường hợp một cặp vợ chồng, đối tượng ban đầu gọi điện, chồng nghe máy; sau đó chồng ốm, đối tượng gọi điện và vợ nghe máy và tiếp tục bị lừa. Cặp vợ chồng này mất 1,1 tỷ đồng.

Với nhiều bị hại, cơ quan công an còn ghi nhận cả tên, tuổi, như một người tên Ngữ, là nhân viên ngân hàng, bị chiếm đoạt 690 triệu đồng. Hoặc một giao viên về hưu, sống một mình, tên Lan, bị lừa 170 triệu đồng. Còn có người, với đặc điểm là có 3 con gái làm việc tại ngân hàng, bị chiếm đoạt 300 triệu đồng...

Đáng chú ý, những người bị lừa không chỉ người lớn tuổi, hưu trí, sống xa con cái, mà có cả tiểu thương chuyên bán hàng mã, tên Lê Thị Ơn, cũng bị lừa đảo chiếm đoạt tiền....

Những đặc điểm từ tên, tuổi, địa bàn sinh sống, khoảng thời gian bị lừa mà cơ quan công an nêu ra nhằm mong các bị hại liên hệ, cung cấp thông tin để cơ quan chức năng tiếp tục điều tra vụ án.

Công an 'điểm tên' 28 người bị hại vụ giả danh Công an, VKS gọi điện lừa đảo: Bất ngờ người 'chịu chi' chục tỷ

Ngoài việc cung cấp đặc điểm "nhận diện" các vụ lừa đảo, cơ điều tra cũng cung cấp danh sach 18 tài khoản mà các đối tượng dùng để chuyển tiền. Các tài khoản này mở ở nhiều ngân hàng khác nhau, mang nhiều tên khác nhau.

Người dân trên cả nước cũng cần biết các chiêu lừa đảo tinh vi, các cách tối thiểu để đảm bảo an toàn tài sản.

>> Bắt 41 đối tượng trong đường dây mở tài khoản ngân hàng trái phép

Bắt chủ hụi U70 lừa đảo hơn 10 tỷ đồng

Lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng mạnh 3 tháng đầu năm

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cong-an-diem-ten-28-nguoi-bi-hai-vu-gia-danh-cong-an-vks-goi-dien-lua-dao-bat-ngo-nguoi-chiu-chi-chuc-ty-229679.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Công an 'điểm tên' 28 người bị hại vụ giả danh Công an, VKS gọi điện lừa đảo: Bất ngờ người 'chịu chi' chục tỷ
    POWERED BY ONECMS & INTECH