Xã hội

Công trình đồ sộ huy động chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4

Thái Hà 24/04/2025 23:34

Đây là di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Dinh Độc Lập còn được biết đến với các tên gọi như Dinh Norodom, Dinh Thống đốc, Dinh Toàn quyền hay Hội trường Thống Nhất, là một công trình kiến trúc - lịch sử có ý nghĩa đặc biệt với người dân Việt Nam.

Di tích nằm ở số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM, với diện tích rộng 12ha, bốn mặt tiếp giáp với các trục đường lớn: Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phía Đông Bắc), Huyền Trân Công Chúa (phía Tây Nam), Nguyễn Thị Minh Khai (phía Tây Bắc) và Nguyễn Du (phía Đông Nam).

Dinh Norodom: Công thự đẹp nhất Á Đông, tiêu tốn tới 4,7 triệu Francs

Ban đầu, công trình mang tên Dinh Norodom, lấy theo tên vị quốc vương Campuchia lúc bấy giờ - Vua Norodom, đồng thời trùng với tên đại lộ phía trước (nay là đường Lê Duẩn). Công trình do Sở Công chánh Sài Gòn xây dựng, kinh phí hơn 4,7 triệu Francs, tương đương 1/4 ngân sách thuộc địa thời đó.

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 1
Dinh Norodom được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Ảnh tư liệu

Viên đá đầu tiên được lấy từ Biên Hòa, bên trong có chứa các đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng khắc hình Napoleon III. Phần lớn vật tư xây dựng, các họa tiết, trang trí và điêu khắc đều được chuyển từ Pháp sang.

Dinh Norodom được đánh giá là công thự đẹp nhất ở Á Đông, mặt tiền rộng 80m, phòng khách có sức chứa lên tới 800 người, xung quanh là khuôn viên xanh mát. Một khẩu thần công đặt trước cột cờ càng làm tăng vẻ uy nghiêm cho công trình.

Từ khi hoàn thành đến năm 1887, đây là nơi ở của Thống đốc Nam Kỳ, sau đó tiếp tục là nơi làm việc của Toàn quyền Pháp tại Đông Dương cho đến năm 1945. Trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), dinh trở thành trụ sở của chính quyền Nhật. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pháp trở lại và tiếp tục sử dụng Dinh Norodom làm trung tâm hành chính.

Ngày 7/9/1954, dinh được chuyển giao từ đại diện Pháp - Tướng Paul Ely cho chính quyền Quốc gia Việt Nam - Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Sau khi trở thành Tổng thống năm 1955, ông đổi tên công trình thành Dinh Độc Lập, theo quan niệm phong thủy "Phủ đầu rồng".

Dinh Độc Lập: Công trình đồ sộ do người Việt tự thiết kế, chi phí ngang 150.000 lượng vàng

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 2
Ông Ngô Viết Thụ - người thiết kế Dinh Độc Lập

Ngày 27/2/1962, Dinh Norodom bị bom làm sập, phần lớn cánh trái bị phá hủy nặng. Không thể phục dựng, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định phá bỏ toàn bộ để xây mới trên nền cũ. Công trình mới chính là Dinh Độc Lập ngày nay, được thiết kế bởi Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt đầu tiên đoạt Giải thưởng Khôi nguyên La Mã danh giá.

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 3
Dinh Độc Lập lúc đang thi công. Ảnh tư liệu

Dinh Độc Lập là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và bố cục truyền thống, nằm ở điểm kết lý tưởng của trục đường Lê Duẩn. Công trình khởi công năm 1962 và hoàn thành vào năm 1966, với kiến trúc thoáng đãng, đường nét thanh thoát, có chiều cao 26m, tổng diện tích sử dụng lên tới 20.000m².

Dinh gồm 3 tầng chính, 2 tầng lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và sân thượng có thể đón máy bay trực thăng. Hơn 100 phòng được thiết kế với công năng khác nhau: phòng khánh tiết, phòng họp nội các, phòng làm việc Tổng thống, Phó Tổng thống, phòng tiếp khách, phòng đại yến…

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 4
Mặt bằng Dinh Độc Lập có bố cục theo hình chữ CÁT - có nghĩa là tốt lành, may mắn. Ảnh tư liệu Hội trường Thống Nhất

Điểm nổi bật trong thiết kế là mặt tiền mang hình ảnh rèm trúc cách điệu, gợi nhắc đến kiến trúc truyền thống Việt Nam. Các chi tiết nội thất và bố cục công trình đều mang ý nghĩa triết lý phương Đông và nét văn hóa dân tộc. Tổng thể dinh được xây dựng theo hình chữ CÁT, tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn.

Với chi phí xây dựng tương đương 150.000 lượng vàng, Dinh Độc Lập là công trình có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Người có thời gian sinh sống lâu nhất tại đây là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (1967 - 1975).

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 5
Hình ảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu

Ngày 30/4/1975, xe tăng của Quân Giải phóng húc đổ cổng chính, tiến vào Dinh Độc Lập - đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Sự kiện này cũng mở ra thời kỳ thống nhất đất nước. Tháng 11/1975, Dinh Độc Lập là nơi diễn ra Hội nghị hiệp thương chính trị nhằm thống nhất hai miền Nam - Bắc.

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 6
Công trình nhìn từ trên cao. Ảnh: Dinh Độc Lập

Năm 1976, công trình được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đến năm 1990, Dinh chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan và năm 2009 được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 7
Dinh Độc Lập là biểu tượng chủ quyền, thống nhất đất nước. Ảnh: Internet

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), TP. HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn vào lúc 6h30 ngày 30/4, với sự tham gia của 13.000 cán bộ, chiến sĩ.

Công trình đồ sộ có chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4 - ảnh 8
Các khối diễu binh, diễu hành nhìn từ Dinh Độc Lập. Ảnh: Znews

Lộ trình đoàn diễu hành sẽ đi từ đường Lê Duẩn – Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiến về Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất), sau đó chia thành 4 hướng để trở về điểm tập kết. Sự kiện này hứa hẹn thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham quan, tìm hiểu giá trị lịch sử và biểu tượng hòa bình của Dinh Độc Lập.

>> Lịch diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tổ chức mấy giờ, ở đâu, lịch trình thế nào?

Chỉ huy xe tăng đầu tiên húc vào cổng chính Dinh Độc Lập: ‘Mong thế hệ trẻ giữ gìn và phát triển đất nước xứng với tầm vóc của những người ngã xuống!’

Chiến sĩ đầu tiên lái cỗ ‘chiến xa’ huyền thoại T54-843 húc đổ cổng phụ Dinh Độc Lập, chứng kiến đồng đội cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/cong-trinh-do-so-co-chi-phi-xay-dung-len-den-150000-luong-vang-do-nguoi-viet-tu-thiet-ke-noi-se-chung-kien-cuoc-dieu-binh-hon-13000-nguoi-dep-nhat-dip-304-141155.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Công trình đồ sộ huy động chi phí xây dựng lên đến 150.000 lượng vàng do người Việt tự thiết kế, nơi sẽ chứng kiến cuộc diễu binh hơn 13.000 người đẹp nhất dịp 30/4
    POWERED BY ONECMS & INTECH