Rằm tháng Giêng được cho là ngày rằm quan trọng với nhiều ý nghĩa, mở đầu cho một năm bình an tài vận.
Ông bà ta hay nói rằng: “Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”; “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng không chỉ là rằm đầu tiên mà còn được xem là Tết nguyên tiêu, được cho là ngày trăng tròn sáng trong đặc biệt của năm. Rằm tháng Giêng trong văn hóa dân gian và niềm tin tâm linh là ngày rằm thích hợp để cầu phúc, tài lộc và nguyện bình an.
Cúng rằm tháng Giêng không chỉ là dịp cảm tạ, xin ân của Thần linh, đất trời mà còn là thời điểm tốt lành để mong điều lành cho gia đình, người thân, bạn bè an ninh khang thái, cho đất nước vạn an, hùng mạnh và cũng là dịp ngắm trăng thanh để lòng thanh thản và nuôi dưỡng tâm hồn tốt đẹp tích thiện lành.
1. Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng 2024
Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 trùng vào ngày 24/2 và là ngày thứ Bảy. Đó là một ngày đẹp vì trùng vào cuối tuần. Khung giờ được cho là tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng 2024: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ.
Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Theo niềm tin dân gian thì khung giờ này là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tất nhiên ngoài khung giờ này thì gia chủ có thể cúng trước từ ngày 14 âm lịch đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.
- Giờ đẹp cúng rằm tháng giêng 2024 vào ngày chính Rằm 15/1:
+ Ất Mão (5h-7h)
+ Mậu Ngọ (11h-13h) được cho là đẹp nhất
+ Canh Thân (15h-17h)
+ Tân Dậu (17h-19h)
- Giờ đẹp cúng rằm tháng giêng 2024 vào ngày 14 tháng Giêng (23/2 Dương lịch):
+ Giáp Thìn (7h-9h)
+ Bính Ngọ (11h-13h)
+ Đinh Mùi (13h-15h)
+ Canh Tuất (19h-21h)
2. Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng
Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật. Có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn… Nhưng nhà nào cũng phải có lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.
Ngày Rằm tháng Giêng nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Nên người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên.
Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính. Và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính. Và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Nếu cúng lễ mặn thì ngày rằm này theo truyền thống Việt Nam nhất định phải có gà trống tơ ngậm hoa hồng, thể hiện sự trang nghiêm và kết nối thần linh. Gà trống không cần quá to nhưng phải là gà ngon, gà trống thường làm cánh tiên ngậm hoa hồng. Xôi nếp nên là xôi nếp gấc có đậu xanh thể hiện sự may mắn tài lộc.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Hướng tốt, giờ đẹp xuất hành đón tài lộc mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024
Giờ tốt, hướng đẹp xuất hành đón may mắn, tài lộc mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024