Cuộc chiến không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều hãng chip điêu đứng

29-11-2022 15:47|Quốc Anh

Các doanh nghiệp bán dẫn điêu đứng vì nhiều chính sách hà khắc về hạn chế xuất khẩu của Mỹ nhằm vào ngành công nghiệp chip Trung Quốc.

Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến lược đối ngoại của các nước lớn trên thế giới đang dần chuyển sang sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng chứng kiến xu hướng này với cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước từ đầu năm 2018 đến nay.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ.

Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới.

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

Các doanh nghiệp bán dẫn điêu đứng vì các chính sách “bóp nghẹt”

Chính phủ Mỹ đã mở rộng các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip trong nỗ lực ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc phát triển các loại chip tiên tiến có thể sử dụng trong các ứng dụng quân sự và công nghệ then chốt, ví dụ như siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Theo quy định mới, các công ty trên thế giới không được phép bán chip máy tính hoặc công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc nếu trong sản phẩm chứa công nghệ Mỹ. Họ sẽ phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền của Mỹ để xét duyệt. Lệnh cấm cũng có hiệu lực với cả các thiết bị được sử dụng trong hoạt động sản xuất chip.

z3796488648453805c829d158fa24b2c0d21882eba720d-20221013144038685.jpeg

Việc không thể mang những thiết bị tiên tiến tới Trung Quốc khiến cả Samsung và SK Hynix – hai nhà sản xuất chip hàng đầu của Hàn Quốc đối mặt với những khó khăn lớn trong việc mở rộng dây chuyền sản xuất và thay thế các trang thiết bị đã xuống cấp tại các nhà máy ở đất nước tỷ dân.

Theo Nikkei, khoảng 40% sản lượng chip 3D NAND của Samsung và 40% chip DRAM của SK đều được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc, nơi các công ty thường lắp đặt những thiết bị sản xuất mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là mảng cung cấp thiết bị sản xuất chip và vật liệu chip, cũng đang đối mặt với khó khăn lớn vì các quy định mới của Mỹ. 

Tại châu Âu, các công ty cung cấp các công cụ sản xuất chip như ASML và các nhà sản xuất chip ít bị ảnh hưởng bởi các quy định mới hơn so với các công ty Mỹ hay châu Á. Bởi lẽ các sản phẩm của họ dành cho thị trường Trung Quốc thiên về công nghệ sản xuất chip cũ hơn là các công nghệ tiên tiến mà lệnh cấm của Mỹ nhắm đến.

Mỹ đang kêu gọi đồng minh hạn chế bán chip cho Trung Quốc

Mỹ đang thúc giục các đồng minh, bao gồm Nhật Bản, cùng tham gia áp đặt hạng chế xuất khẩu chip tiên tiến và công nghệ liên quan sang Trung Quốc. Động thái này có thể làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của căng thẳng Mỹ - Trung đối với các nhà sản xuất chip trên thế giới.

Nikkei Asia dẫn nguồn tin từ Chính phủ Nhật cho biết Tokyo đã bắt đầu thảo luận nội bộ về vấn đề này theo yêu cầu của phía Mỹ. Các quan chức Nhật đang cân nhắc các biện pháp hạn chế đối với lĩnh vực bán dẫn có thể áp dụng tại nước này, đồng thời quan sát xem các đồng minh khác của Mỹ, như Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc, phản ứng ra sao.

Trước đó vào tháng 10/2022, Bộ Thương mại Mỹ công bố mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chip, phần mềm thiết kế chip và thậm chí hạn chế cả kỹ sư hỗ trợ hoạt động sản xuất chip ở Trung Quốc.

p16-4554.jpeg

Ngoài việc xuất khẩu chip và công nghệ sản xuất chip, các lệnh cấm của Mỹ cũng hạn chế công dân Mỹ làm việc hoặc kinh doanh với các công ty bán dẫn Trung Quốc.

Mỹ hiện chiếm khoảng 12% thị phần bán dẫn toàn cầu, trong khi Nhật chiếm 15%, còn Đài Loan và Hàn Quốc đều nắm giữ khoảng 20%.

Một số công ty Mỹ đã kêu gọi các quốc gia khác cũng áp đặt biện pháp hạn chế tương tự như của Mỹ. Họ cho rằng không bằng khi chỉ có doanh nghiệp Mỹ bị mất cơ hội làm ăn với Trung Quốc.

Tại Nhật, các công ty bán dẫn đang chuẩn bị cho khả năng Chính phủ sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế tương tự như của Mỹ.

Mỹ muốn đồng minh tiếp tục siết xuất khẩu chip trước bước tiến của Huawei

Láng giềng Việt Nam sẽ mở thêm casino để cứu dự án 100 tỷ USD đang ‘đắp chiếu’

ByteDance tuyên bố ‘thà đóng cửa’ còn hơn bán TikTok

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cuộc chiến không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều hãng chip điêu đứng
POWERED BY ONECMS & INTECH